Các đối tượng đã được thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy, trước khi đưa các đối tượng đó vào sử dụng trên thực tế thì bắt buộc phải được chủ phương tiện tổ chức nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nghiệm thu phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về nghiệm thu phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về vấn đề nghiệm thu và kiểm tra kết quả thu về phòng cháy chữa cháy. Theo đó:
– Dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an ninh an toàn phòng cháy chữa cháy đã được trải qua giai đoạn thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy bắt buộc phải được các chủ đầu tư, chủ phương tiện tổ chức thực hiện hoạt động kiểm nghiệm về phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật. Các chủ đầu tư, chủ phương tiện bắt buộc phải đề nghị cơ quan có thẩm quyền đó là Cảnh sát phòng cháy chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy, sau đó cấp văn bản chấp nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy trước khi đưa công trình, trước khi đưa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vào sử dụng trên thực tế;
– Nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, trong đó bao gồm hoạt động nghiệm thu từng phần, nghiệm thu theo từng giai đoạn, nghiệm thu theo từng hạng mục, nghiệm thu theo từng hệ thống, nghiệm thu bàn giao. Riêng đối với các bộ phận của công trình và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi công trình bị che khất thì phải được nghiệm thu trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Các chủ đầu tư quyết định việc nghiệm thu từng phần công trình trong trường hợp khu vực được nghiệm thu đáp ứng đầy đủ điều kiện vận hành độc lập, đảm bảo an toàn trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền đó là Cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu, cấp văn bằng chấp thuận kết quả nghiệm thu trước khi đưa công trình đó vào sử dụng trên thực tế.
Đồng thời, thành phần hồ sơ nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy phải bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu cơ bản như sau:
(1) Giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy theo hồ sơ đã được đóng dấu thẩm duyệt của Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
(2) Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.
(3) Biên bản thử nghiệm, biên bản nghiệm thu từng phần, nghiệm thu tổng thể đối với hệ thống phòng cháy chữa cháy. Các bản vẽ hoàn công hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hạng mục liên quan đến phòng cháy chữa cháy sao cho phù hợp với thành phần hồ sơ thiết kế đã được thẩm duyệt trước đó.
(4) Tài liệu, giấy tờ, quy trình hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng trang thiết bị, hệ thống phòng cháy chữa cháy, các hệ thống có liên quan đến phòng cháy chữa cháy của công trình và phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
(5) Văn bản nghiệm thu hoàn thành các hạng mục, các hệ thống có liên quan đến phòng cháy chữa cháy.
(6) Giấy xác nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên cần phải lưu ý, các giấy tờ có trong hồ sơ cần phải có xác nhận của chủ đầu tư phải xác nhận của chủ phương tiện, của đơn vị tư vấn giám sát, của đơn vị tư công. Nếu hồ sơ được viết bằng tiếng nước ngoài thì bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt.
2. Nội dung nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy:
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về nội dung nghiệm thu phòng cháy chữa cháy. Theo đó, cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy kiểm tra kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy của các chủ đầu tư và chủ phương tiện theo các nội dung cơ bản như sau:
– Kiểm tra nội dung phải kiểm tra tính pháp lý của thành phần hồ sơ nghiệm thu phòng cháy chữa cháy do chủ đầu tư phải chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chuẩn bị trước đó;
– Kiểm tra sự phù hợp và đánh giá sự phù hợp giữa kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư phải chủ phương tiện đối với các thiết kế đã được cảnh sát phòng cháy chữa cháy thẩm duyệt;
– Tổ chức hoạt động kiểm tra, thử nghiệm sắc xuất hoạt động trên thực tế của các phương tiện, các thiết bị phòng cháy chữa cháy, hệ thống liên quan đến phòng cháy chữa cháy của công trình, của phương tiện giao thông cơ giới để đối chiếu với kết quả thử nghiệm của chủ đầu tư, của chủ phương tiện. Việc kiểm tra cần phải được lập thành biên bản, được thực hiện theo mẫu số PC 10 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy.
3. Quy trình nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy:
Quy trình và thủ tục nghiệm thu phòng cháy chữa cháy được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức, cơ quan, cá nhân nộp hồ sơ kèm theo báo cáo của chủ đầu tư, chủ phương tiện về tình hình kết quả thi công, thử nghiệm, nghiệm thu hệ thống, trang thiết bị, giải pháp phòng cháy chữa cháy, văn bản đề nghị kiểm tra kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho cơ quan cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Theo một trong những hình thức sau: Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền phải nộp trực tuyến thông qua dịch vụ bưu chính công ích, thuê dịch vụ của doanh nghiệp/hoặc cá nhân hoặc thông qua ủy quyền theo pháp luật. Đồng thời, thời gian nộp hồ sơ tối thiểu sẽ được xác định là trước 10 ngày làm việc đối với dự án và công trình quan trọng quốc gia, hoặc tối thiểu là trước 07 ngày làm việc đối với các công trình còn lại và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an ninh an toàn phòng cháy chữa cháy. Lưu ý, người được cơ quan/tổ chức cử đến để liên hệ nộp hồ sơ bắt buộc phải có
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ kiểm tra thành phần hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, sẽ tiếp nhận và trả phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và chưa hợp lệ, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo xử lý kết quả. Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cần phải đưa phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy chữa cháy. Trong trường hợp nộp hồ sơ thông qua cổng dịch vụ công, cán bộ tiếp nhận sẽ thông báo thông qua thư điện tử hoặc tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hồ sơ. Sau khi xem xét, ra văn bản chấp nhận kết quả nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (theo mẫu số PC 12 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP), trả hồ sơ nghiệm thu đã nhận trước đó cho chủ đầu tư. Trong trường hợp không chấp nhận kết quả nghiệm thu thì cần phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do chính đáng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: