Lục soát an ninh hàng không là quá trình lúc nữa nhân viên an ninh hàng không kiểm tra chi tiết đồ vật, đối tượng, người, phương tiện nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn vũ khí, vật liệu nổ, vật phẩm nguy hiểm, loại trừ yếu tố nguy hiểm cho an ninh hàng không. Dưới đây là quy định của pháp luật về lục soát an ninh hàng không có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Quy định pháp luật về lục soát an ninh hàng không:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về vấn đề lục soát an ninh hàng không. Theo đó:
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực quản lý của cảng hàng không, tại khu vực sân bay sẽ có chức năng và nhiệm vụ thực hiện hoạt động lục soát an ninh hàng không trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật;
-
Quá trình lục soát an ninh hàng không sẽ được thực hiện đối với phương tiện tàu bay, được thực hiện đối với hành khách trong sân bay, thành viên của tàu bay, hành lý của hành khách, hàng hóa mang theo của hành khách, bưu kiện gửi trên tàu bay trong trường hợp có thông tin trên tàu bay đó có chứa đựng các loại vật phẩm nguy hiểm tuy nhiên chưa được phát hiện, xác định trong quá trình kiểm tra, soi chiếu trước khi đưa vật phẩm đó lên tàu bay;
-
Trong trường hợp có người trên tàu bay phát ngôn đe dọa đến an ninh an toàn của chuyến bay và hành khách trên chuyến bay, thì việc lục soát an ninh hàng không sẽ được thực hiện đối với tàu bay và người có hành vi phát ngôn đe dọa đến an toàn của chuyến bay, đồng thời lục soát hành lý của người có phát ngôn đó;
-
Việc lục soát an ninh hàng không cần phải được thực hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát an ninh hàng không, soi chiếu an ninh hàng không đối với hành khách, thành viên của tổ bay, nhân viên phục vụ trên chuyến bay, các cá nhân là người có liên quan trong chuyến bay, hành lý của hành khách, hàng hóa được đưa lên chuyến bay, bưu kiện và các phương tiện khi phát hiện dấu hiệu vi phạm, hoặc có thông tin đe dọa đến an ninh an toàn của chuyến bay;
-
Trong trường hợp có người tại điểm kiểm tra soi chiếu hoặc trong khu vực hạn chế phát ngôn đe dọa trực tiếp đến an toàn an ninh của chuyến bay thì cần phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ lục soát an ninh hàng không đối với người có hành vi phát ngôn đó, kèm theo đồ vật và hành lý mà người đó mang theo;
-
Trong trường hợp tại cảng hàng không, tại khu vực sân bay và các khu vực hạn chế khác phát hiện hành lý và đồ vật không xác định được chủ sở hữu hoặc không xác định được người quản lý/sử dụng hợp pháp, thì cần phải ngay lập tức thực hiện việc lục soát an ninh hàng không đối với hành lý và đồ vật đó;
-
Không thực hiện hoạt động lục soát an ninh hàng không đối với trường hợp được hưởng các quyền bất khả xâm phạm về thân thể theo quy định của pháp luật, cụ thể là trường hợp được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao.
Tóm lại, việc lục soát an ninh hàng không cần phải do cá nhân có thẩm quyền quyết định. Lục soát an ninh hàng không là hoạt động quan trọng, kiểm tra đồ vật và hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không, kiểm tra người đối những hành khách lưu thông bằng đường hàng không dân dụng, quá trình lục soát an ninh hàng không hướng tới mục tiêu ngăn chặn và phát hiện ra các yếu tố nguy hiểm, loại trừ yếu tố nguy hiểm đó để đảm bảo an toàn cho an ninh hàng không.
2. Ai có quyền quyết định việc lục soát an ninh hàng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về lục soát an ninh hàng không. Theo đó:
-
Người có thẩm quyền quyết định lục soát an ninh hàng không, đối tượng lục soát an ninh hàng không và phạm vi lục soát an ninh hàng không bao gồm: Là người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không, tại khu vực sân bay; hoặc người đứng đầu bộ phận kiểm tra, bộ phận soi chiếu an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không, tại khu vực sân bay; hoặc người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, đứng đầu lực lượng an ninh cơ động tại cảng hàng không hoặc tại khu vực sân bay;
-
Quá trình lục soát an ninh hàng không đối với phương tiện tàu bay bắt buộc phải được thông báo cho người khai thác phương tiện tàu bay và Cảng vụ hàng không có liên quan, quá trình lục soát an ninh hàng không được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Cảng vụ hàng không;
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không, tại khu vực sân bay trực tiếp thực hiện hoạt động lục soát an ninh hàng không. Các hãng hàng không liên quan cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân viên hỗ trợ kĩ thuật tàu bay tham gia, tư vấn trong quá trình lục soát an ninh hàng không;
-
Đối với hoạt động lục soát người thì cần phải đảm bảo người lục soát và người bị lục soát có cùng giới tính, tức là nam lục soát nam và nữ lục soát nữ (tránh trường hợp xâm phạm đến thân thể và các hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm khác). Ngoài ra, việc lục soát an ninh hàng không cần phải được lập thành biên bản, biên bản lục soát an ninh hàng không cần phải ghi đầy đủ nội dung lục soát, đối tượng lục soát, phạm vi lục soát, các bên tham gia quá trình lục soát an ninh hàng không.
Như vậy, theo điều luật nêu trên thì cá nhân có quyền quyết định lục soát an ninh hàng không bao gồm:
-
Người đứng đầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không hoặc tại khu vực sân bay;
-
Người đứng đầu bộ phận kiểm tra, đứng đầu bộ phận soi chiếu an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không hoặc tại khu vực sân bay;
-
Người đứng đầu bộ phận an ninh kiểm soát, đứng đầu bộ phận an ninh cơ động tại khu vực cảng hàng không hoặc tại khu vực sân bay.
3. Lục soát an ninh hàng không đối với túi thư ngoại giao được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Nghị định 92/2015/NĐ-CP về an ninh hàng không, có quy định về vấn đề kiểm soát an ninh hàng không đối với hàng hóa và bưu kiện. Theo đó:
-
Hàng hóa và bưu kiện vận chuyển bằng đường hàng không bắt buộc phải trải qua giai đoạn kiểm tra soi chiếu, thực hiện đầy đủ thủ tục giám sát an ninh hàng không liên tục trước khi hàng hóa đó được đưa lên tàu bay; trong trường hợp các lực lượng chức năng phát hiện hàng hóa đã soi chiếu có dấu hiệu bị can thiệp trái quy định của pháp luật thì hàng hóa đó bắt buộc phải được kiểm tra và soi chiếu lại;
-
Các doanh nghiệp có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bắt buộc phải thực hiện đầy đủ chức năng và trách nhiệm của mình phải đưa ra nhiều biện pháp phù hợp để nhằm mục đích loại trừ việc vận chuyển vật phẩm nguy hiểm trái quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của hành khách trong chuyến bay;
-
Kiểm tra, lục soát an ninh hàng không, soi chiếu an ninh hàng không đối với thư tín ngoại giao, thư tín lãnh sự cần phải tuân thủ theo quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam về ngoại giao/lãnh sự;
-
Vận chuyển các loại hàng hóa nguy hiểm bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam và các điều kiện về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không của Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế;
-
Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại khu vực cảng hàng không, tại khu vực sân bay cần phải tổ chức thực hiện nhiều biện pháp phù hợp để đảm bảo an ninh hàng không.
Như vậy, quá trình lục soát an ninh hàng không đối với thư tín ngoại giao cần phải tuân thủ theo nội dung trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực ngoại giao.
THAM KHẢO THÊM: