Trong quá trình tìm hiểu pháp luật về đấu thầu và các quy định liên quan thì có rất nhiều người thắc mắc theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành thì hợp đồng theo đơn giá cố định được quy định cụ thể như thế nào. Vậy khái niệm hợp đồng theo đơn giá cố định? Quy định về hợp đồng theo đơn giá cố định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng theo đơn giá cố định là gì?
Theo quy định tại Luật đấu thầu 2023 thì hợp đồng theo đơn giá cố định được hiểu như sau:
Hợp đồng theo đơn giá cố định là
Hợp đồng theo đơn giá cố định thường được sử dụng trong các trường hợp:
+ Công trình hoặc gói thầu thực hiện các công việc mang tính chất lặp lại, có đủ các điều kiện để xác định được đơn giá cho từng công việc, từng danh mục cần thực hiện nhưng có thể không lường hết được khối lượng công việc;
+ Bên nhận thầu bắt buộc phải có đủ năng lực, kinh nghiệm, tài liệu để xác định được đơn giá phù hợp và các rủi ro có thể có nếu sử dụng mức đơn giá cố định;
+ Thời gian thực hiện công việc hợp đồng dự tính dưới 12 tháng hoặc dài hơn thì thị trường có khả năng cao sẽ ổn định về giá.
Một số đặc điểm của hợp đồng theo đơn giá cố định:
+ Về việc thanh toán:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 112 Nghị định 24/2024/NĐ-CP thì nguyên tắc thanh toán theo hợp đồng đơn giá cố định phải đảm bảo:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng.
– Đối với công việc xây lắp:
Trường hợp 1: khối lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện < khối lượng công việc trong hợp đồng (dựa vào bản thiết kế đã lập). Giá trị thanh toán được tính theo công thức trên và nhà thầu chỉ được thanh toán phần công việc đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế.
Trường hợp 2: khối lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện > khối lượng công việc trong hợp đồng (dựa vào bản thiết kế đã lập). Giá trị thanh toán được tính theo công thức trên, phần chênh lệch nhà thầu vẫn được thanh toán với đơn giá không thay đổi đã được nêu trong hợp đồng.
– Cơ sở thanh toán được dựa vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành. Biên bản phải được chủ đầu tư, tư vấn giám sát (nếu có) và nhà thầu cùng xác nhận mới có giá trị.
+ Về hồ sơ thanh toán:
Một bộ hồ sơ để thực hiện thanh toán theo hợp đồng đơn giá cố định bao gồm những giấy tờ sau:
– Biên bản nghiệm thu khối lượng/ số lượng công việc thực tế đã thực hiện được, có xác nhận của đại diện nhà thầu, tư vấn giám sát (nếu có) và chủ đầu tư;
– Bản xác nhận về việc có sự điều chỉnh tăng hoặc giảm khối lượng công việc so với hợp đồng, có xác nhận của đại diện nhà thầu, tư vấn giám sát (nếu có) và chủ đầu tư;
– Bảng tính giá trị để đề nghị thanh toán (được dựa trên biên bản nghiệm thu) và đơn giá ghi trong hợp đồng;
– Bản đề nghị thanh toán của nhà thầu. Cần có những nội dung sau: khối lượng công việc đã hoàn thành, giá trị hoàn thành (dựa vào bảng tính giá trị), giá trị tăng hoặc giảm so với hợp đồng, giá trị đã thực hiện tạm ứng trong quá trình thực hiện, giá trị đề nghị thanh toán trong giai đoạn thanh toán;
– Đặc biệt đối với công việc mua sắm hàng hóa, tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa có thêm các giấy tờ như: hóa đơn của nhà thầu, danh mục hàng hóa đóng gói, chứng từ vận tải, đơn bảo hiểm, Giấy chứng nhận chất lượng, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, một số tài liệu, chứng từ khác liên quan.
2. Quy định về hợp đồng theo đơn giá cố định:
+ Khối lượng công việc chủ yếu và tiêu chuẩn áp dụng:
Trong hợp đồng theo đơn giá cố định cần phải nêu cụ thể nội dung khối lượng công việc chủ yếu và những tiêu chuẩn áp dụng đối với tùy từng sản phẩm của
+ Thời gian và tiến độ thực hiện:
Trong hợp đồng bắt buộc phải có những nội dung sau: thời gian bắt đầu và thời gian hoàn thành (tính đến thời điểm bàn giao xong sản phẩm của hợp đồng); tiến độ thực hiện (tổng tiến độ của dự án, tiến độ riêng của từng danh mục, từng công việc).
Nếu bên giao thầu với bên nhận thầu ký kết với nhau nhiều hợp đồng để thực hiện các công việc xây dựng thì tiến độ thực hiện giữa các hợp đồng phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. Hai bên phải thiết lập các phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để quy định chi tiết yêu cầu về tiến độ đối với từng hợp đồng/ từng công việc phải thực hiện.
+ Giá hợp đồng:
Giá hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định theo sự thoả thuận của bên giao thầu và bên nhận thầu và không thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng xây dựng, trừ các trường hợp sau (phải có quy định trong hợp đồng ngay khi ký):
– Phát sinh điều chỉnh hoặc bổ sung khối lượng công việc so với hợp đồng:
Nếu công việc phát sinh có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần thay đổi được tính theo đơn giá đó. Nếu công việc phát sinh không có đơn giá trong hợp đồng thì giá trị phần thay đổi được tính dựa vào đơn giá địa phương nơi xây dựng tại thời điểm phát sinh, nếu không có đơn giá địa phương thì hai bên thỏa thuận để xây dựng mức giá mới và chỉ được áp dụng khi có phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền. Nếu khối lượng công việc tăng hoặc giảm lớn hơn 20% so với trong hợp đồng thì hai bên sẽ thỏa thuận để xác định đơn giá mới.
– Khi Nhà nước thay đổi chính sách:
Những chính sách ảnh hưởng có sự thay đổi như: tiền lương, giá nguyên vật liệu mà nhà nước quản lý giá hay thay đổi tỷ giá hối đoái (nếu phần vốn có sử dụng ngoại tệ),…. thì có thể thay đổi đơn giá nếu có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Lý do bất khả kháng:
Các bên có thể thỏa thuận điều chỉnh lại giá trị hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Những lý do bất khả kháng được chấp nhận: động đất, bão, lũ, sóng thần, hỏa hoạn, các loại thiên tai khác; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh; …
Đơn giá cố định được hai bên giao thầu và nhận thầu xác định ngay lúc ký hợp đồng xây dựng và là căn cứ để tính giá trị thanh toán khi công việc hoàn thành.
Công thức tính giá trị thanh toán:
Giá trị thanh toán hợp đồng = Đơn giá cố định x khối lượng/ số lượng công việc thực tế nhà thầu thực hiện.
+ Tạm ứng hợp đồng:
Việc tạm ứng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng theo đơn giá cố định có hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên. Mức tạm ứng được xác định theo sự thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận được thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Thanh toán hợp đồng
Hai bên có thể thực hiện thanh toán theo giai đoạn hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành hoặc thanh toán toàn bộ hợp đồng sau khi hoàn thành dựa trên đơn giá đã được xác định và khối lượng công việc thực tế thực hiện.
+ Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng xây dựng:
– Đối với việc tạm dừng thực hiện hợp đồng: một bên có quyền đơn phương tạm dừng nếu bên kia có lỗi và phải báo cho bên kia biết bằng văn bản. Hai bên sẽ bàn bạc để đưa ra cách giải quyết nhằm mục đích tiếp tục thực hiện hợp đồng đã ký kết. Mọi hệ quả phát sinh do tạm dừng hợp đồng do các bên thỏa thuận với nhau.
– Đối với việc hủy bỏ hợp đồng: các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng theo những quy định trong hợp đồng và phải thông báo trước cho bên kia.
Mọi trường hợp phát sinh mà không thể thỏa thuận được, hai bên có thể giải quyết bằng hòa giải, Trọng tài hoặc Tòa án.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng:
Là cơ sở để giải quyết những bất đồng hay khi có tranh chấp; cũng như là những quy định ràng buộc trong quá trình thực hiện hợp đồng nên các bên tham gia hợp đồng cần phải quy định cụ thể và rõ ràng.
+ Hiệu lực của hợp đồng:
Như các loại hợp đồng khác, hiệu lực của hợp đồng theo đơn giá cố định được hai bên thỏa thuận và quy định trong hợp đồng.
Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về vấn đề: Khái niệm hợp đồng theo đơn giá cố định? Quy định về hợp đồng theo đơn giá cố định? Ngoài ra bạn có thể tham khảo các dịch vụ khác của Luật Dương Gia trong lĩnh vực hợp đồng dân sự như sau:
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Có được tăng giảm đơn giá khi áp dụng Hợp đồng đơn giá cố định không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi: Hợp đồng Đơn giá cố định vẫn còn hiệu lực, nhưng do nhà thầu đưa vật tư có giá trị thấp hơn so với dự toán (giá trị vật tư lúc lập dự toán cao hơn giá vật tư nhà thầu nhập về) có được điều chỉnh giảm về đơn giá hay không? Cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Luật đấu thầu năm 2023 quy định về các loại hợp đồng cụ thể là hợp đồng theo đơn giá cố định như sau:
“a) Hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng đối với gói thầu mà tại thời điểm lựa chọn nhà thầu bản chất công việc đã xác định được rõ ràng nhưng chưa xác định được chính xác số lượng, khối lượng công việc thực tế phải hoàn thành. Giá hợp đồng ban đầu dựa trên số lượng, khối lượng công việc, đơn giá cố định theo hợp đồng và chi phí dự phòng cho số lượng, khối lượng công việc có thể phát sinh được xác định theo quy định của pháp luật;
b) Hợp đồng theo đơn giá cố định có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc được nghiệm thu và đơn giá cố định quy định tại hợp đồng.”
Theo đó hợp đồng theo đơn giá cố định được xác định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Nhà thầu được thanh toán theo số lượng, khối lượng công việc thực tế được nghiệm thu theo quy định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng.
Theo thông tin bạn cung cấp thì hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với nhà thầu là hợp đồng theo đơn giá cố định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng khi thực hiện hợp đồng thì nhà thầu đưa vật tư có giá trị thấp hơn so với dự toán. Theo quy định hợp đồng theo đơn giá cố định tức là đơn giá trong hợp đồng đã ký sẽ không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng. Đơn giá cố định trong trường hợp này được hiểu là đơn giá trong dự toán được chấp thuận hoặc được duyệt, còn trường hợp đấu thầu là đơn giá trúng thầu của nhà thầu. Về nguyên tắc thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 112 Nghị định 24/2024/NĐ-CP như sau:
“2. Đối với hợp đồng theo đơn giá cố định:
Giá trị thanh toán được xác định trên cơ sở đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện và đã được nghiệm thu tương ứng với các mốc hoàn thành và quy định trong hợp đồng.“
Theo đó, việc thanh toán đối với loại hợp đồng theo đơn giá cố định được thực hiện theo nguyên tắc như sau: Giá trị thanh toán được tính bằng cách lấy đơn giá cố định trong hợp đồng nhân với khối lượng, số lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện; đối với công việc xây lắp, trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đúng thiết kế ít hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu chỉ được thanh toán cho phần khối lượng thực tế đã thực hiện.
Trường hợp khối lượng công việc thực tế mà nhà thầu đã thực hiện để hoàn thành theo đung thiết kế nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng, nhà thầu được thanh toán cho phần chênh lệch khối lượng công việc này với đơn giá không thay đổi nêu trong hợp đồng. Trong trường hợp này chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu chịu trách nhiệm xác nhận vào biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành để làm cơ sở thanh toán cho nhà thầu.
Hợp đồng theo đơn giá cố định thường được áp dụng đối với những công việc, hạng mục công trình hoặc công trình khó xác định về khối lượng trước khi ký hợp đồng. Vì trong xây dựng các công tác như ép cọc, đóng cọc, cọc khoan nhồi… thường khó khăn trong việc xác định khối lượng trước khi ký hợp đồng.
Do đó, phương thức thanh toán thường phải dựa vào khối lượng thực tế được nghiệm thu và đơn giá cố định đã được xác định. Về nguyên tắc đơn giá là cố định không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được phép điều chỉnh được ghi trong hợp đồng (ví dụ như giá cả vật tư tăng giảm đột biến quá lớn so với phạm vi dự phòng… hoặc tỷ giá ngoại tệ vượt quá biên độ dao động cho phép, chính sách tiền lương thay đổi…).
Do đó, hình thức giá hợp đồng này thường được áp dụng trong thời gian ngắn dưới 12 tháng với điều kiện thị trường tương đối ổn định tương tự như đối với hình thức Giá hợp đồng trọn gói.
Vì vậy, hợp đồng theo đơn giá cố định thì không thay đổi giá trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, mà chỉ có thể thay đổi tăng, giảm khối lượng công việc thực hiện. Bạn không thể thực hiện điều chỉnh đơn giá trong hợp đồng hay là đơn giá trong dự toán đã được duyệt.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023;
Nghị định 24/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.