Một vấn đề pháp lý cũng được đặt ra và nhiều người thắc mắc nhất, đặc biệt với những cán bộ công chức trong các bộ máy làm việc trong cơ quan Nhà nước đó là: chuyển đổi, luân chuyển cán bộ, công chức. Vậy điều động công chức là gì? Quy định về điều động cán bộ công chức như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Điều động công chức là gì?
Điều động công chức là điều chuyển cán bộ công chức Nhà nước đến làm việc tại một cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ, công vụ, hoặc do nguyện vọng cá nhân. Việc điều động công chức phải tuân thủ các quy định của Luật cán bộ, công chức.
2. Các trường hợp được điều động, luân chuyển công tác của cán bộ công chức:
3. Quy trình chuyển nơi công tác của cán bộ, viên chức:
- Đơn xin chuyển nơi công tác (có kí xác nhận và đóng dấu của cơ quan chủ quản)
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới
- Sơ yếu lý lịch hợp lệ: có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan
- Văn bằng, chứng chỉ (nếu có_bản sao công chứng, chứng thực)
- Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại
- Bản sao
quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại - Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng, chứng thực)
- Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh sẽ cần thêm một số loại giấy tờ khác
4. Tình huống cụ thể cán bộ chuyển công tác:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư!
Tôi là công chức thuộc biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiên nay, tôi có mong muốn được chuyển công tác về quê tại Thanh hóa. Có thể là chuyển về công tác tại huyện, hoặc xã, phường tại Thanh hóa.
Xin Luật sư cho hỏi, nếu có đơn vị tiếp nhận tôi thì tôi có chuyển công tác được không (về huyện, xã…) và nếu được tôi có được biên chế công chức nhà nước như ở Bà Rịa – Vũng Tàu không? Thủ tục giải quyết như thế nào?
Rất mong Luật sư giải đáp giúp để tôi có điều kiện được phục vụ quê hương.
Xin cảm ơn rất nhiều!
Luật sư tư vấn:
Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Nghị định 138/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức không quy định cụ thể về trường hợp của bạn. Tuy nhiên, tại Khoản 7, Điều 10 và Điều 50, Luật cán bộ, công chức quy định thì:
Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.
Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
Việc điều động công chức được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định 138/2020/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục điều động được quy định tại Điều này.
Như vậy, nếu bạn muốn chuyển công tác từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về công tác tại huyện, hoặc xã, phường tại Thanh Hóa thì bạn sẽ phải được sự đồng ý của thủ trưởng cơ quan đang công tác ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ) và cơ quan dự kiến chuyển đến ( huyện hoặc xã tại Thanh Hóa.), và khi đó bạn không phải thi tuyển công chức mà làm thủ tục thuyên chuyển công tác.
Điều 28 Nghị định 138/2020/NĐ-CP thì:
“1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động, biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
2. Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
3. Trường hợp công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.”
Và như vậy bạn có thể được biên chế công chức nhà nước như ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Về thủ tục thuyên chuyển công tác hiện nay thực hiện theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của mỗi tỉnh nhưng bắt buộc phải có các nội dung:
- Đơn xin chuyển nơi công tác (có kí xác nhận và đóng dấu của cơ quan chủ quản)
- Văn bản đồng ý tiếp nhận của cơ quan mới
- Sơ yếu lý lịch hợp lệ: có dán ảnh và xác nhận của thủ trưởng cơ quan
- Văn bằng, chứng chỉ (nếu có_bản sao công chứng, chứng thực)
- Bản sao công chứng, chứng thực quyết định mức lương hiện tại
- Bản sao quyết định bổ nhiệm vị trí hiện tại
- Giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao công chứng, chứng thực)
- Ngoài các loại giấy tờ trên thì tùy thuộc vào quy định của mỗi tỉnh sẽ cần thêm một số loại giấy tờ khác
– Sau khi bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ trên thì nộp trực tiếp tại phòng tổ chức cán bộ (đối với cán bộ) do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (nơi bạn chuyển đến) phân bổ tiếp nhận hồ sơ này. Trong vòng 03 tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận nội dung trong hồ sơ.