Quy định người được miễn đào tạo nghề luật sư. Người miễn tập sự hành nghề luật sư.
Quy định người được miễn đào tạo nghề luật sư. Người miễn tập sự hành nghề luật sư.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin văn phòng luật sư giải đáp giúp em với ạ. Bố em là công an vừa nghỉ hưu, tốt nghiệp Đại học an ninh chính quy từ năm 1980; đã được phong điều tra viên cao cấp năm 2012. Nay bố em muốn được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì bố em có được miễn đào tạo luật sư và được miễn tập sự luật sư không ạ? Thủ tục để được cấp chứng chỉ luật sư như thế nào ạ? Mong văn phòng luật sư giải đáp giúp ạ? Em cám ơn ạ!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Luật luật sư 2006 về người được miễn đào tạo nghề luật sư:
"1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật."
Trong trường hợp này, bố bạn đã là điều tra viên cao cấp nên thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư, không phải đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề luật sư nữa, đồng thời bố bạn còn được miễn tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 16 Luật luật sư 2006:
"1. Người được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người được miễn đào tạo nghề luật sư quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật này thì được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Toà án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư."
Bố bạn có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp chứng chỉ hành nghề luật sư tại Bộ tư pháp theo quy định tại Điều 17 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 về cấp chứng chỉ hành nghề luật sư:
"2. Người được miễn tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
Hồ sơ gồm có:
a) Các giấy tờ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Giấy tờ quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, trừ những người là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự hành nghề luật sư quy định tại khoản 1 Điều 16 của Luật này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trong trường hợp cần thiết thì tiến hành xác minh tính hợp pháp của hồ sơ và có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và Sở Tư pháp nơi gửi hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Người bị từ chối cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền khiếu nại, khiếu kiện theo quy định của pháp luật. "
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư thì bố bạn cần phải tiếp tục đăng ký tham gia vào một đoàn luật sư bất kì và khi đã được đoàn luật sư chấp nhận cho phép tham gia thì bố bạn sẽ được Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp thẻ hành nghề luật sư, và khi có thẻ thì bố bạn có thể trực tiếp hành nghề luật sư. Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 về gia nhập đoàn luật sư:
"1. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư có quyền lựa chọn gia nhập một Đoàn luật sư để hành nghề luật sư.
Người đã gia nhập Đoàn luật sư phải làm việc theo
2. Người có Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư đến Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư. Hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư gồm có:
a) Giấy đề nghị gia nhập Đoàn luật sư theo mẫu do Liên đoàn luật sư Việt Nam ban hành;
b) Phiếu lý lịch tư pháp đối với trường hợp nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư quá sáu tháng, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
c) Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xem xét, ra quyết định về việc gia nhập Đoàn luật sư; nếu người nộp hồ sơ gia nhập Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư từ chối việc gia nhập và thông báo lý do bằng văn bản. Người bị từ chối có quyền khiếu nại theo quy định tại Điều 87 của Luật này.
4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định gia nhập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam cấp Thẻ luật sư cho người gia nhập Đoàn luật sư. Thời hạn cấp Thẻ luật sư không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Đoàn luật sư.
Thẻ luật sư có giá trị không thời hạn, được đổi khi luật sư chuyển Đoàn luật sư hoặc khi bị mất, hỏng.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày được cấp Thẻ luật sư, luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư, hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở hoặc luật sư không hành nghề luật sư trong thời hạn năm năm liên tục sau khi được cấp Thẻ luật sư thì Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư xóa tên luật sư đó khỏi danh sách luật sư và đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam thu hồi Thẻ luật sư.
… ".