Hiện nay, loại hình kinh doanh dịch vụ cầm đồ đang ngày càng phát triển. Dưới đây là quy định của pháp luật về nghĩa vụ thuế của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
Mục lục bài viết
1. Quy định nghĩa vụ thuế cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ:
Theo quy định của pháp luật hiện nay, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ bao gồm nhiều hình thức kinh doanh khác nhau, trong đó điển hình là hoạt động kinh doanh dịch vụ cho vay tiền mà người vay tiền phải có tài sản hợp pháp mang đến cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ để thực hiện hoạt động cầm cố. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước theo quy định của pháp luật, trong đó có nghĩa vụ về thuế. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ thường hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Có thể kể đến các nghĩa vụ về thuế đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
Thứ nhất, thuế môn bài. Căn cứ theo quy định tại
Trường hợp | Lệ phí môn bài cả năm |
Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống; Cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định; Hộ kinh doanh sản xuất muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá | Miễn lệ phí môn bài |
Hộ kinh doanh thành lập sau ngày 25/02/2020 | Miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên |
Như vậy có thể nói, tùy thuộc vào mức doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ khác nhau, thuế môn bài đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cũng sẽ được xác định khác nhau.
Thứ hai, thuế giá trị gia tăng. Thuế giá trị gia tăng đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ giá trị gia tăng dựa trên doanh số áp dụng tính thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất luật thuế giá trị gia tăng. Việc tính thuế giá trị gia tăng sẽ căn cứ vào khu vực kinh doanh, kinh doanh và doanh thu của các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Công thức tính thuế giá trị gia tăng hiện nay được quy định cụ thể như sau:
Thuế giá trị gia tăng = Biểu giá trị gia tăng dựa trên doanh thu của Cục thuế ban hành x doanh thu x thuế suất thuế giá trị gia tăng.,
Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân sẽ được tính căn cứ vào biểu tỷ lệ ấn định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, dựa trên doanh thu áp dụng đối với cá nhân kinh doanh, ban hành theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính. Công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật hiện nay được áp dụng như sau:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế ban hành x doanh thu.
2. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp khoán thì mức thuế suất phải chịu là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (sửa đổi tại Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh), có quy định về phương pháp tính thuế đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp khoán.
Theo đó, hộ khoán đã được cơ quan thuế thông báo số thuế khoán cần phải nộp từ đầu năm, thì hộ khoán sẽ cần phải thực hiện hoạt động nộp thuế theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp các hộ khoán đã được thông báo số thuế từ đầu năm tuy nhiên trong năm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh, thì cơ quan thuế cần phải thực hiện hoạt động điều chỉnh số thuế còn phải nộp theo hướng dẫn quy định cụ thể tại Điều 13 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Trong trường hợp các hộ khoán mới ra kinh doanh trên thị trường trong năm (tức là kinh doanh không đủ 12 tháng trong năm dương lịch) thì theo quy định của pháp luật, các hộ khoán thuộc diện phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu kinh doanh trong năm đó trên 100.000.000 đồng, hoặc các hộ khoán thuộc diện không phải nộp thuế giá trị gia tăng và không cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu có doanh thu kinh doanh trong năm từ 100.000.000 đồng cho xuống.
Như vậy có thể nói, nếu như các hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương thức khoán, thì các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ đó sẽ cần phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế về số thuế khoán cần phải nộp trong năm.
3. Kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì mức thuế suất phải chịu là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 10 của Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (sửa đổi tại Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh), có quy định về các ăn cứ tính thuế như sau:
Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu;
– Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng;
– Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
Trong đó:
– Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh dịch vụ cầm đồ nộp thuế theo phương pháp kê khai thì mức thuế suất phải chịu trong trường hợp này được xác định theo công thức:
(1) Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng.
(2) Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh;
– Thông tư 100/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.