Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động? Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động? Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể? Xử phạt doanh nghiệp không đăng ký nội quy lao động?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về mức xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động là việc người có thẩm quyền xử phạt hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, tỏng đó hành vi vi phạm được quy định của pháp luật về lao động không phải là tội phạm. Căn cứ “Bộ luật lao động 2019”, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 95/2013/NĐ-CP, Nghị định 88/2015/NĐ-CP
Căn cứ xử phạt vi phạm hành chính
Thứ nhất: Xử phạt hành chính chỉ đặt ra với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Chỉ xử phạt hành vi vi phạm hành chính khi hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định, tức là chỉ xử phạt khi hành vi đó có quy định trong luật, nếu không quy định xử phạt thì không được xử phạt. ví dụ: hành vi thỏa thuận không đóng bảo hiểm thì cá nhân và tổ chức đều bị xử phạt.
Thứ hai: Trước khi xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải xem xét xác minh, chứng minh vi phạm hành chính về lao động đối với người bị xử phạt. Người bị xử phạt có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính và yêu cầu người thẩm quyền chứng minh lỗi.
Thứ tư: Đối tượng xử phạt vi phạm hành chính về lao động bao gồm: Người sử dụng lao động, người lao đông. Đối tượng với cá nhân bị xử phạt là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính. Tổ chức xử phạt với mọi hành vi vi phạm.
Thứ năm: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về lao động là 01 năm, được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.Đối với hành vi vi phạm hành chính vẫn đang xảy ra thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
Thứ sau: Khi phát hiện hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt hành chính ra quyết định xử phạt như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra lao động,Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài….
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Bước 1: Người có thẩm quyền xử phạt yêu cầu buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra nhằm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.
Bước 2: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, tạm giữ tài liệu, phương tiện vi phạm.
Sau khi lập biên bản sẽ phải có chữ ký của người lập biên bản, người bị xử phạt. Trường hợp người có hành vi vi phạm bị lập biên bản nhưng không có mặt tại nơi vi phạm hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản đã được lập phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.
Biên bản xử phạt phải được lập thành ít nhất 02 bản và phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt. Trường hợp người chưa thành niên dưới 18 tuổi vi phạm thì biên bản được gửi người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ của người đó
Bước 3: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xem xét, xác minh hành vi vi phạm có nằm trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định không? Khi xem xét ra
Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, kể từ ngày lập
Ngoài quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Trường hợp cùng cá nhân, tổ chức có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
Bước 5: Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác. Sau khi ký xong thì gửi quyết định tới người bị xử phạt vi phạm hành chính, một bản sẽ lưu giữ cơ quan
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Nghị định đã qui định một số biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với người lao động như sau:
1. Vi phạm về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu người lao động có một trong những hành vi sau:
– Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm;
– Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động;
– Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân sai mục đích.
2. Vi phạm về giải quyết tranh chấp lao động
Phạt cảnh cáo nếu người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng nếu người lao động có một trong những hành vi sau:
– Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công;
– Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
– Hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử lao động hoặc xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công hoặc lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khác.
Luật sư
3. Vi phạm về đóng bảo hiểm xã hội
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Vi phạm về làm hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội
Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Người lao động đi làm việc ở ngước ngoài
Người lao động đi làm việc ở ngước ngoài có thể bị phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Ngoài phạt tiền, người lao động vi phạm còn bị buộc phải về nước; cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn 2 năm hoặc 5 năm…
Nghị định số 95/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động diễn ra rất nhiều nhưng có nhiều trường hợp xử phạt không đúng thẩm quyền của mình. Vậy cho tôi hỏi thẩm quyền xử phạt hành chính về lao động được quy định như thế nào ?
Luật sư tư vấn:
Tùy vào từng vụ việc cụ thể, hành vi vi phạm nhất định mà có sự khác nhau về thẩm quyền giải quyết của các chủ thể với nhau. Thẩm quyền này được quy định cụ thể trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội,đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Thứ nhất: Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã:
+ Phạt cảnh cáo
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội;
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả
+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
Thứ hai: Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
3. Chánh thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Thứ ba: Thẩm quyền xử phạt của Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước
Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước có quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính
1. Phạt cảnh cáo;
2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
3. Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Cuối cùng: Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác
1. Người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài có quyền xử phạt các hành vi vi phạm hành chính
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc đưa người lao động về nước theo yêu cầu của nước tiếp nhận người lao động hoặc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
2. Cục trưởng Cục xuất nhập cảnh, Giám đốc công an cấp tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương có quyền quyết định áp dụng biện pháp trục xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.
3. Ngoài những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại các Điều 36, Điều 37 và Điều 38 và Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, nếu phát hiện thấy các hành vi vi phạm quy định trong Nghị định 95/2013/NĐ-CP. thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình có quyền xử phạt theo đúng quy định tại Điều 52 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, tùy từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền xử lý cũng có sự phân quyền khác nhau.
3. Xử phạt hành chính khi vi phạm quy định về thỏa ước lao động tập thể
Xử phạt hành chính với người sử dụng lao động vi phạm quy định về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể
Điều 12, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi thỏa ước lao động tập thể đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
b) Không trả chi phí cho việc thương lượng, ký kết, sửa đổi, bổ sung, gửi và công bố thỏa ước lao động tập thể;
c) Không công bố nội dung của thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết cho người lao động biết.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh khi tập thể lao động yêu cầu để tiến hành thương lượng tập thể;
b) Không tiến hành thương lượng tập thể để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
4. Xử phạt doanh nghiệp không đăng ký nội quy lao động
Căn cứ theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”:
“Điều 120. Đăng ký nội quy lao động
1.Người sử dụng lao động phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.
2.Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
3.Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thông báo, hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại.”
Theo đó, doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản, nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc. Doanh nghiệp phải đăng ký nội quy lao động tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
Trường hơp doanh nghiệp sử dụng trên 10 lao động không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh thì doanh nghiệp sẽ bị phạt về hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất theo quy định tại Điều 15, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 08 năm 2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:
“Điều 15. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
1.Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
2.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
b) Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
c) Sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Như vậy doanh nghiệp sẽ bị phạt về hành vi không xây dựng, đăng ký nội quy lao động như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không thông báo công khai hoặc không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
-Không có nội quy lao động bằng văn bản khi sử dụng từ 10 lao động trở lên;
-Sử dụng nội quy lao động không được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh;
-Sử dụng nội quy lao động đã hết hiệu lực.