Kiểm dịch thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng và là công tác quản lý nhà nước nhằm mục đích ngăn ngừa các loại sâu bệnh gây nguy hiểm lây lan giữa các địa phương trong nước và giữa Việt Nam với nước ngoài. Vậy, pháp luật hiện nay quy định mức thu phí trong hoạt động kiểm dịch thực vật như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định mức thu phí trong hoạt động kiểm dịch thực vật:
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về hoạt động kiểm dịch thực vật, nhìn chung thì hoạt động này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân hiện nay. Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, mức thu phí trong hoạt động kiểm dịch thực vật được quy định cụ thể như sau:
I. Phí thẩm định cấp giấy phép, giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật
Số thứ tự | Nội dung | Mức thu (1.000 đồng/lần) |
1 | Thẩm định cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể bao gồm: |
|
a | Khảo nghiệm diện rộng và diện hẹp | 6.000 |
b | Khảo nghiệm diện rộng | 3.500 |
c | Đối tượng dịch hại thứ 2, đối tượng cây trồng thứ 2, dạng thuốc thành phẩm thứ 2, mức hàm lượng thứ 2 trở đi trong một giấy phép khảo nghiệm | 300 |
2 | Thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể bao gồm: |
|
a | Đăng ký chính thức | 9.000 |
b | Đăng ký bổ sung, gia hạn | 2.500 |
c | Thay đổi những đối tượng sau: Nhà sản xuất, tên thương phẩm, thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký | 1.500 |
3 | Thẩm định cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật | 600 |
4 | Thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật | 6.000 |
5 | Thẩm định cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật | 800 |
6 | Thẩm định, đánh giá để chỉ định tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật | 2.000 |
7 | Thẩm định để chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể bao gồm: |
|
a | Đánh giá lần đầu | 15.000 |
b | Chỉ định lại, đánh giá mở rộng | 6.500 |
c | Đánh giá giám sát | 4.000 |
d | Công bố hợp quy | 600 |
8 | Đánh giá, chỉ định phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể bao gồm: |
|
a | Đánh giá, chỉ định phòng thí nghiệm kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật lần đầu | 15.000 |
b | Đánh giá lại, đánh giá mở rộng | 6.000 |
c | Đánh giá giám sát (hay còn được gọi là hoạt động đánh giá định kỳ) | 4.000 |
9 | Thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật | 1.000 |
II. Phí thẩm định công nhận hoặc chỉ định, giám sát phòng kiểm nghiệm, phòng thử nghiệm trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật
Số thứ tự | Nội dung | Mức thu (1.000 đồng/lần) |
1 | Thẩm định phục vụ cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật | 12.000 |
2 | Đánh giá phòng thử nghiệm về kiểm dịch thực vật, cụ thể bao gồm: |
|
a | Đánh giá phòng thử nghiệm về kiểm dịch thực vật lần đầu | 10.000 |
b | Đánh giá phòng thử nghiệm về kiểm dịch thực vật mở rộng | 5.000 |
III. Phí kiểm dịch thực vật
Thứ nhất, lô hàng nhỏ:
Số thứ tự | Nội dung thu | Mức thu (1.000 đồng/lô) |
1 | Lô hàng thương phẩm đến 10 kg | 15 |
2 | Lô hàng dùng làm giống đến 01 kg | 120 |
3 | Lô hàng là cây giống, cành ghép, mắt ghép, hom giống đến 10 cá thể | 25 |
Thứ hai, lô hàng lớn là cây giống, cành ghép, mắt ghép, hom giống tính theo đơn vị cá thể:
Số thứ tự | Lô hàng tính theo đơn vị cá thể | Mức thu (1.000 đồng/lô) |
1 | Từ trên 10 đến dưới 100 | 57 |
2 | Từ 100 đến 1.000 | 85 |
3 | Trên 1.000 | 115 |
Thứ ba, lô hàng lớn tính theo khối lượng:
Số thứ tự | Trọng lượng lô hàng (tấn, m3) | Mức thu (1.000 đồng/lô) |
1 | Dưới 1 | 39 |
2 | Từ 1 đến 5 | 51 |
3 | Từ 6 đến 10 | 63 |
4 | Từ 11 đến 15 | 75 |
5 | Từ 16 đến 20 | 87 |
6 | Từ 21 đến 25 | 99 |
7 | Từ 26 đến 30 | 111 |
8 | Từ 31 đến 35 | 123 |
9 | Từ 36 đến 40 | 135 |
10 | Từ 41 đến 45 | 147 |
11 | Từ 46 đến 50 | 169 |
12 | Từ 51 đến 60 | 182 |
13 | Từ 61 đến 70 | 195 |
14 | Từ 71 đến 80 | 208 |
15 | Từ 81 đến 90 | 221 |
16 | Từ 91 đến 100 | 234 |
17 | Từ 101 đến 120 | 247 |
18 | Từ 121 đến 140 | 260 |
19 | Từ 141 đến 160 | 273 |
20 | Từ 161 đến 180 | 286 |
21 | Từ 181 đến 200 | 299 |
22 | Từ 201 đến 230 | 312 |
23 | Từ 231 đến 260 | 325 |
24 | Từ 261 đến 290 | 338 |
25 | Từ 291 đến 320 | 351 |
26 | Từ 321 đến 350 | 364 |
27 | Từ 351 đến 400 | 377 |
28 | Từ 401 đến 450 | 390 |
29 | Từ 451 đến 500 | 403 |
Tuy nhiên cần phải lưu ý một số vấn đề. Các mức thu được quy định trong bản nêu trên có thể hiểu như sau:
– Các mức thu theo quy định của pháp luật được nêu trong bản trên sẽ không bao gồm chi phí đi lại, không bao gồm chi phí ăn ở và chi phí công tác cho những đối tượng được xác định là cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động lấy mẫu và kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật;
– Đối với những lô hàng có khối lượng trên 500 (tấn, m3) thì sẽ được phân lô theo hầm tàu và theo kho để tiến hành hoạt động kiểm dịch theo quy định của pháp luật và tiến hành hoạt động tính phí kiểm dịch trên thực tế, hoặc được cộng thêm phí kiểm dịch phần còn lại với phí kiểm dịch của lô hàng đó;
– Trọng lượng thực tế theo quy định của pháp luật sẽ nằm trong khoảng giữa 02 lô hàng với nhau thì sẽ được thực hiện theo phương thức làm tròn số;
– Đối với những lô hàng có khối lượng trên 1kg đến 10 cả thể, trong đó bao gồm nhiều giống và nhiều chủng loại khác nhau thì sẽ được tính phí kiểm dịch thực vật tương đương với phí kiểm dịch thực vật của 01 lô hàng trên thực tế;
– Phí kiểm dịch thực vật được quy định tại Mục III nêu trên sẽ chỉ áp dụng đối với những đối tượng kiểm dịch thực vật phục vụ cho quá trình xuất nhập khẩu và quá cảnh.
2. Những trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật:
Căn cứ theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, có quy định về những trường hợp được miễn phí kiểm dịch thực vật, cụ thể bao gồm những trường hợp cơ bản sau đây:
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với quá trình kiểm tra các lô hàng không giống dùng cho quá trình nghiên cứu khoa học kĩ thuật phù hợp với quy định của pháp luật trong trường hợp khối lượng của những lô hàng giống nhỏ hơn hoặc bằng 1kg, nhỏ hơn hoặc bằng 10 cá thể đối với 01 chủng loại giống cho 01 lần xuất nhập khẩu vào lãnh thổ của Việt Nam;
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với quá trình kiểm dịch sản phẩm thực vật xách tay thông qua hoạt động nhập khẩu theo quy định của pháp luật để phục vụ và sử dụng trong thời gian đi đường;
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với trường hợp kiểm dịch thực vật theo nghi thức ngoại giao trong quá trình xuất cảnh và nhập cảnh;
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với quá trình kiểm dịch thực vật phục vụ cho các sự kiện của quốc gia;
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với quá trình kiểm dịch thực vật để làm quà tặng cho những đối tượng được xác định là nguyên thủ quốc gia;
– Miễn phí kiểm dịch thực vật đối với quá trình kiểm dịch thực vật phục vụ cho quá trình xuất khẩu vào thị trường mới mở.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Thông tư số 33/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp, các chủ thể được xác định là tổ chức và cá nhân khi nộp hồ sơ để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định cấp giấy phép và cấp giấy chứng nhận thuốc bảo vệ thực vật, tiến hành hoạt động thẩm định công nhận hoặc chỉ định và giám sát đối với các phòng kiểm nghiệm và phòng thử nghiệm trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật phục vụ cho quá trình xuất nhập khẩu và quá cảnh theo quy định của pháp luật thì vẫn phải nộp phí trên thực tế.
3. Nguyên tắc hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018 có quy định về những nguyên tắc trong quá trình bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Theo đó thì quá trình bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải đáp ứng được đầy đủ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Cần phải phát hiện và kết luận một cách nhanh chóng, phát hiện và kết luận chính xác theo quy định của pháp luật trong quá trình kiểm dịch thực vật, xử lý triệt để và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm nhập và lan rộng của những đối tượng kiểm dịch thực vật và các đối tượng phải kiểm dịch thực vật, các sinh vật lạ gây hại;
– Cần phải phòng chống có hiệu quả đối với những sinh vật gây hại theo phương thức phòng là chính, quá trình bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải áp dụng những biện pháp quản lý tổng hợp đối với những sinh vật gây hại theo hướng bền vững, trong quá trình áp dụng đó phải ưu tiên biện pháp sinh học là sử dụng giống cây trồng chống lại sinh vật gây hại và các biện pháp kĩ thuật canh tác, những biện pháp thực hành nông nghiệp một cách tốt nhất;
– Cần phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có hiệu quả ta phải thực hiện theo nguyên tắc bốn đúng: Đúng lúc – đúng liều lượng – đúng nồng độ và đúng cách. Cần phải tuân thủ về mặt thời gian cách ly và phải đảm bảo hiệu quả an toàn cho người, bảo đảm an toàn thực vật và hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường và bảo vệ tốt nhất hệ sinh thái;
– Áp dụng tối đa sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kết hợp khoa học công nghệ hiện đại với kinh nghiệm truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018;
– Thông tư số 33/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong hoạt động kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc lĩnh vực nông nghiệp.