Quy định mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị? Hồ sơ, trách nhiệm, trình tự giải quyết trợ cấp tai nạn và trợ cấp chết do tai nạn hoặc do ốm đau, tai nạn rủi ro của quân nhân dự bị?
Chúng ta đã biết thì việc xây dựng lực lượng dự bị đọng viên là chính sách mang tầm cỡ quốc gia. Ngay tại thời bình Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành trú trọng xây dựng lực lượng dự bị động viên vững mạnh. Lực lượng dự bị động viên là công dân đủ điều kiện tham gia theo quy định họ sẽ được hưởng quyền lợi nhất định bên cạnh đó thì nhà nước còn có quy định về mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị trong những trường hợp cụ thể. Dưới đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về vấn đề này. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Cơ sơ pháp lý: Nghị định Số: 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên
Luật sư
1. Quy định mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị
Căn cứ theo quy định tại điều 5. Trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị Nghị định Số: 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên quy định cụ thể:
Gia đình quân nhân dự bị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này, được hưởng trợ cấp như sau:
1. Mức trợ cấp
a) Mức trợ cấp 160.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện đang lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
b) Mức trợ cấp 240.000 đồng/ngày áp dụng đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
c) Trường hợp quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình quân nhân dự bị được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động.
2. Tổ chức thực hiện
Sau khi kết thúc đợt tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động, đơn vị trực tiếp huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động lập danh sách quân nhân dự bị; xác nhận số ngày tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động; mức trợ cấp gia đình quân nhân dự bị, gửi về Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện nơi quân nhân dự bị được gọi tập trung để chi trả trợ cấp cho gia đình quân nhân dự bị.
Như vậy, theo quy định này có thể thấy Nhà nước và pháp luật rất quan tâm và tạo điều kiện không chỉ đối với quân nhân mà còm đối với gia định quân nhân dự bị cụ thể là được hưởng các mức trợ cấp từ 160.000 đồng/ngày tới 240.000 đồng/ngày được áp dụng trong những trường hợp cụ thể. Theo đó để tiến hành thực hiện những chính sách này thì đơn vị trực tiếp huấn luyện có trách nhiệm thực hiện nội dung này. Trường hợp không được hưởng trợ cấp theo quy định hoặc xét thấy việc hưởng trợ cấp xâm phạm tới lợi ích của gia đình quân nhân dự bị thì có thể khiếu nại để được hưởng đúng quy định.
Bên cạnh đó trong các trường hợp nếu quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động. Ngoài ra căn cứ dựa theo
Ngoài ra còn các mức hưởng như số tiền theo quy đinh là 327.800 đồng/tháng đối với phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cấp xã; phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn và số tiền trợ cấp theo quy định là 312.900 đồng/tháng đối với phó tiểu đoàn trưởng, chính trị viên phó tiểu đoàn và phó hải đoàn trưởng, chính trị viên phó hải đoàn; phó hải đội trưởng, chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; phó đại đội trưởng, chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động theo quy định tại Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định cụ thể.
2. Hồ sơ, trách nhiệm, trình tự giải quyết trợ cấp tai nạn và trợ cấp chết do tai nạn hoặc do ốm đau, tai nạn rủi ro của quân nhân dự bị
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Hồ sơ, trách nhiệm, trình tự giải quyết trợ cấp tai nạn và trợ cấp chết do tai nạn hoặc do ốm đau, tai nạn rủi ro Nghị định Số: 79/2020/NĐ-CP quy định chế độ chính sách trong xây dựng, huy động lực lượng dự bị động viên quy định cụ thể:
1.1. Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn
Hồ sơ đề nghị giám định tai nạn gồm có:
Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án;
Giấy chứng nhận thương tích (01 bản sao) của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị);
biên bản điều tra tai nạn do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính).
Như vậy, chúng ta cần phải có đầy đủ những hồ sơ giám định tai nạn để xác minh tại nan đó có trên thực tế hay không và mức độ tai nạn của quan nhân đó ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe để từ đó có biện pháp giải quyết và đưa ra mức trợ cấp phù hợp theo quy định của pháp luật. Đê bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho quân nhân dự bị trong trường hợp này. Trong hồ sơ trên có giấy chứng nhận thương tích là một trong những giấy tờ cần thiết và quan trọng nhất vì nó quyết định mức trợ cấp được hưởng ở đây.
1.2. Hồ sơ hưởng trợ cấp tai nạn
+ Biên bản điều tra tai nạn do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính);
+ Giấy ra viện (01 bản chính hoặc bản sao) hoặc trích sao hồ sơ bệnh án, hoặc bản sao giấy chứng nhận thương tích của cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị quân nhân dự bị);
+ Lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao);
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa của bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên (02 bản chính);
+ Quyết định trợ cấp của đơn vị trực tiếp huấn luyện (02 bản chính). Trường hợp bị tai nạn giao thông thì có thêm biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (01 bản chính hoặc bản sao).
Như vậy sau khi đã có đủ điều điện được hưởng trợ cấp thì quân nhân phải thực hiện hồ sơ hưởng trợ cấp nhưu các loại giấy tờ chúng tôi đã đưa ra như trên gửi lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
1.3. Hồ sơ hưởng trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro
Hồ sơ hưởng trợ cấp chết do tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro gồm có:
+ Biên bản điều tra tai nạn hoặc chết do ốm đau, tai nạn rủi ro do đơn vị trực tiếp huấn luyện lập (01 bản chính);
+ Giấy báo tử hoặc giấy chứng tử (01 bản sao) hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao quyết định tuyên bố là đã chết của tòa án đã có hiệu lực pháp luật (đối với trường hợp mất tích);
+ Lệnh gọi tập trung huấn luyện hoặc quyết định gọi đào tạo sĩ quan dự bị của cấp có thẩm quyền (01 bản sao);
+ Quyết định trợ cấp của đơn vị trực tiếp huấn luyện (02 bản chính).
Lưu ý: Hồ sơ quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản này được lập thành 02 bộ, lưu tại: Đơn vị trực tiếp huấn luyện (01 bộ); cá nhân quân nhân dự bị, học viên đào tạo sĩ quan dự bị hoặc gia đình đối tượng 01 bộ (đối với trường hợp chết).
Theo đó nếu muốn được hưởng trợ cấp phải thực hiện đầy đủ nhưng nội dung như trên, có thể thấy trên thực tế khoản trợ cấp có ý nghĩa rất to lớn đối với các chủ thể được hưởng trợ cấp. Đây là một khoản hỗ trợ về mặt kinh tế giúp cho những đối tượng đang rơi vào tình trạng khó khăn có thể vượt qua khó khăn, quay trở lại cuộc sống bình thường. Thông qua hoạt động này có thể thấy khoản trợ cấp này cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và toàn thể xã hội đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội cần được chăm sóc, hỗ trợ để có thể cùng nhau phát triển, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đúng với tiêu chí “không ai bị bỏ lại phía sau” mà Thủ tướng Chính Phủ đã phát biểu trước đây.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định mức hưởng trợ cấp đối với gia đình quân nhân dự bị” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.