Việc xuất cảnh đối với nhiều người vẫn còn nhiều lạ lẫm, và có những thắc mắc, ví dụ như việc ra nước ngoài phải đổi tiền ở đâu để chi trả cho chi phí mua bán, ăn uống...? Công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng để đi du lịch ở nước ngoài không? Quy định mua ngoại tệ đi du lịch? Hạn mức tối đa là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
1. Tại sao phải mua ngoại tệ khi đi du lịch?
Thời điểm cuối năm là một trong những thời điểm làm ăn thuận lợi của ngành dịch vụ, đặc biệt là du lịch. Dự kiến lịch nghỉ Tết Âm lịch năm 2023 người lao động được nghỉ 7 ngày. Đây cũng là thời gian để mọi người nghỉ ngơi, về thăm gia đình, họ hàng và dành thời gian bên gia đình. Nhu cầu đổi ngoại tệ để sử dụng tại thời điểm này cũng tăng đột biến. Quy định về việc đổi ngoại tệ hiện nay đã được Nhà nước quy định cụ thể và chặt chẽ.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Theo quy định, cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được pháp để giải quyết một số nhu cầu tài chính cá nhân. Việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Điều kiện và đối tượng được mua ngoại tệ:
Căn cứ Điều 4
– Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này theo nguyên tắc dưới đây:
+ Được mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến.
+ Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, tổ chức tín dụng được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.
Đối tượng áp dụng
– Cá nhân là công dân Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích sau:
+ Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;
+ Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.
– Đối với các mục đích hợp pháp khác, cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép tùy theo khả năng cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt của tổ chức tín dụng.
– Cá nhân là người nước ngoài có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam được mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép phù hợp với các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
– Cá nhân bán ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép và Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
Từ những quy định trên, có thể thấy cá nhân là công dân Việt Nam được quyền mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng được phép để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngoại tệ của bản thân và trẻ em chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ, bao gồm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền đi lại ở nước ngoài liên quan đến các mục đích theo luật định, trong đó có nhu cầu đi du lịch ở nước ngoài.
3. Hồ sơ mua ngoại tệ để du lịch:
Hồ sơ bao gồm:
– Hộ chiếu/ visa còn thời hạn (nếu quốc gia đến cần xin visa);
– Vé máy bay/ Mã đặt chỗ/ Vé tàu xe;
– Giấy chứng minh quan hệ nhân thân/
– Thông báo chi phí của công ty du lịch với những trường hợp mua ngoại tệ chuyển khoản cùng các giấy tờ cần thiết khác.
4. Thời hạn mua bán ngoại tệ:
Theo điều Điều 6 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN: Thông báo về giao dịch mua, bán ngoại tệ tiền mặt:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký ban hành Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân có trách nhiệm:
+ Thông báo bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) về việc thực hiện mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Công khai danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt của toàn hệ thống trên trang tin điện tử của tổ chức tín dụng được phép.
+ Thông báo danh sách các địa điểm mua, bán ngoại tệ tiền mặt tới Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn
– Các tổ chức tín dụng được phép tiếp tục thực hiện giao dịch mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành, khi có yêu cầu thực hiện có trách nhiệm báo cáo theo các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này trong thời hạn 15 ngày trước khi thực hiện nghiệp vụ.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi có thay đổi về việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt (tăng, giảm bớt địa điểm, phạm vi hoạt động mua, bán) , tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm công bố và cập nhật danh sách địa điểm mua bán ngoại tệ tiền mặt bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính) cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Quản lý ngoại hối) và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên địa bàn
5. Hạn mức mua ngoại tệ:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 20/2011/TT-NHNN quy định về hạn mức mua ngoại tệ như sau:
– Tổ chức tín dụng được phép bán ngoại tệ có nghĩa vụ bán ngoại tệ tiền mặt cho cá nhân là công dân Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều này trên cơ sở hồ sơ, chứng từ xuất trình đúng, đủ và hợp lệ.
– Căn cứ khả năng tự cân đối nguồn ngoại tệ tiền mặt, các tổ chức tín dụng được phép có thể bán vượt mức quy định tại Khoản 1 Điều này để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
Theo đó, trường hợp cá nhân là công dân Việt Nam được phép mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ hợp pháp thì hạn mức mua tối đa là 100 USD/1 người/1 ngày hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong khoảng thời gian lưu trú ở nước ngoài là 10 (mười) ngày.
Hạn mức ngoại tệ trên cũng được áp dụng đối với trẻ em khi chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ.
6. Cá nhân có thể mua ngoại tệ tiền mặt tại tổ chức tín dụng nào?
Theo quy định tại điều 3 Thông tư 20/2011/TT-NHNN về địa điểm mua bán ngoại tệ đã chỉ rõ về địa điểm mua bán ngoại tệ như sau:
– Việc mua ngoại tệ là tiền mặt của cá nhân sẽ được tiến hành tại các địa điểm được cấp phép bán ngoại tệ tiền mặt nằm trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép, đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
– Việc bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép mua ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh và phù hợp với quy định của pháp luật và các Đại lý đổi ngoại tệ của tổ chức tín dụng được cho phép.
Như vậy, việc mua ngoại tệ tiền mặt của cá nhân được thực hiện tại các địa điểm được phép bán ngoại tệ tiền mặt thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.
Hiểu biết và nắm quy định mua bán ngoại tệ sẽ giúp người tiêu dùng thêm an tâm và không bị lúng túng khi giao dịch ngoại tệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng. Cho phép người tiêu dùng thêm an tâm về kinh tế và đời sống. Nhằm tránh những giao dịch mua bán ngoại tệ không hợp pháp và những rủi ro không đáng có trong việc mua bán ngoại tệ.
Tiến tới năm 2023, Thông tư 20/2022/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sẽ có hiệu lực từ ngày 15/02/2023 thay thế thông tư số 20/2011/TT-NHNN
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29/08/2011 quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép