Tùy vào loại hình doanh nghiệp đăng ký, các mẫu Giấy chứng nhận được cấp có hình thức, nội dung khác nhau. Tuy nhiên đều mang giá trị chung trong chứng nhận của nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng nhận ĐKKD là gì?
Tại khoản 15 Điều 4
“15. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp.”
Nội dung trên đã đưa ra khái niệm về Giấy chứng nhận ĐKKD. Qua đó cũng cho thấy ý nghĩa, giá trị của Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp. Hiện nay, việc quản lý giấy tờ có thể thực hiện trên bản in vật lý hoặc bản điện tử. Các hình thức tồn tại khác nhau, xong giá trị của các bản giấy chứng nhận là như nhau.
Doanh nghiệp chỉ có thể bắt đầu hoạt động sau khi nhận được “giấy chứng nhận ĐKKD”. Bởi vậy, trước đó doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục đăng ký các thông tin trong kinh doanh. Ngoài ra, tùy mỗi loại hình doanh nghiệp mà thông tin thể hiện trên văn bản sẽ khác nhau.
Ý nghĩa:
Giấy chứng nhận kinh doanh chỉ được cấp bởi cơ quan hành chính công Nhà nước, đây là các cơ quan có thẩm quyền quản lý. Quy định này nhằm ghi lại các thông tin khái quát nhất về loại hình kinh doanh cũng như cách thức vận hành của doanh nghiệp. Từ đó tiến hành quản lý doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, tuân thủ pháp luật.
Nó có tác dụng bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà Nước, đồng thời bảo vệ đơn vị kinh doanh.
Theo Điều 34 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, các thông tin trên Giấy chứng nhận có giá trị pháp lý kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bởi các cơ quan có thẩm quyền đã thực hiện đánh giá, xác minh trong hồ sơ đăng ký.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tiếng Anh là Certificate of business registration.
3. Mẫu Giấy chứng nhận ĐKKD:
Hiện nay, Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục IV Thông tư 01/2021/TT-BKHDT. Có các mẫu khác nhau bao gồm:
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh.
– Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện.
4. Nội dung của Giấy chứng nhận ĐKKD:
Theo Điều 28
– Mã số doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu một mã số riêng, thực hiện trong xác định, đi kèm quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp. Mã số này sẽ được nhập vào hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp của Chính Phủ. Các hoạt động kinh doanh hay quản lý nhà nước cũng liên quan đến mã số này.
Nó có vai trò trong việc hỗ trợ cơ quan thẩm quyền trong việc quản lý các sai phạm. Hỗ trợ các thủ tục thẩm quyền và giúp tạo sự khác biệt quan trọng giữa mọi doanh nghiệp khác. Từ đó trở thành thông tin riêng gắn với từng doanh nghiệp.
– Tên doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp phải được đặt theo yêu cầu pháp luật. Cũng như được viết dưới 3 dạng gồm: tên Tiếng Việt, tên Tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có).
– Thông tin địa chỉ, cách thức liên hệ:
Thông tin chi tiết về trụ sở chính của doanh nghiệp.
Các cách thức liên lạc như: Số điện thoại hotline, Email, trang web chính thức cùng một số thông tin cơ bản khác mang tính đặc thù.
– Thông tin về vốn đăng ký kinh doanh:
Thông tin về số vốn điều lệ đăng ký nếu là các loại hình công ty, mọi tài sản được quy về VNĐ. Thông tin về vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân.
– Tên đầy đủ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Tùy vào từng các loại hình doanh nghiệp, sẽ có quy định về số lượng và cách thức lựa chọn người đại diện khác nhau. Người đại diện thực hiện hoạt động thay mặt doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trong công việc mình thực hiện. Phải cung cấp được:
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần; đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh; đối với chủ doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.
5. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận ĐKKD:
Theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đáp ứng các điều kiện sau:
– Chuẩn bị hồ sơ, gửi đến cơ quan có thẩm quyền:
Trước hết, hoàn tất giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp hợp lệ gửi tới cơ quan có thẩm quyền. Việc này giúp phản ánh nhu cầu của chủ thể muốn hoạt động doanh nghiệp. Đồng thời phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan để nộp kèm hồ sơ. Bao gồm:
+ Bản sao giấy chứng minh nhân thân của chủ doanh nghiệp.
+ Thông tin các thành viên trong giai đoạn thành lập.
+ Quy định về nội dung vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào loại hình đăng ký hoạt động mà các giấy tờ này có thể thay đổi phù hợp với thực tế. Phải đảm bảo thành phần hồ sơ đầy đủ, hợp lệ để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
– Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ:
Tính hợp lệ được xác định theo yêu cầu, cung cấp thông tin xác đáng, rõ ràng cho từng đề mục. Đảm bảo đúng, đủ cả nội dung và hình thức theo quy định pháp luật.
– Đảm bảo điều kiện về ngành nghề kinh doanh:
Đăng ký ngành nghề kinh doanh phải nằm trong danh sách các ngành nghề được pháp luật cho phép. Tức là các ngành nghề kinh doanh có hoặc không có điều kiện mà chủ thể có đủ điều kiện thực hiện. Nếu rơi vào trường hợp bị cấm,cá nhân/doanh nghiệp không được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định;
Tên đăng ký doanh nghiệp gồm 2 phần: Nội dung về loại hình kinh doanh kết hợp với tên riêng của doanh nghiệp. Ví dụ như
– Thực hiện nộp chi phí theo quy định:
Hoàn tất hồ sơ, cá nhân/doanh nghiệp cần thanh toán đầy đủ lệ phí/chi phí đăng ký kinh doanh cho cơ quan có thẩm quyền. Đây là nghĩa vụ của đơn vị sau khi được cơ quan nhà quản lý nhà nước tiếp nhận giải quyết nhu cầu.
Việc thanh toán được thực hiện dưới 2 hình thức: Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản. Cách thức cũng như hình thức cụ thể sẽ được hướng dẫn khi tới phòng đăng ký làm thủ tục.
Cuối cùng, Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra tính hợp lệ và quyết định có cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay không. Cũng chính là kết quả giải quyết hồ sơ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền.
+ Nếu hợp lệ, doanh nghiệp/cá nhân có thể đến trực tiếp để nhận giấy phép sau 3 ngày làm việc.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cần chỉ ra các lý do, hướng dẫn điều chỉnh lại hồ sơ cho phù hợp.
6. Nhận biết Giấy chứng nhận ĐKKD:
Dưới đây là những yếu tố giúp các cá nhân và doanh nghiệp nhận biết giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp cơ quan thẩm quyền cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể tồn tại dưới 2 hình thức: Văn bản pháp lý trên giấy hoặc văn bản điện tử. Việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Do đó cần tiến hành đúng thủ tục cấp Giấy và gửi đúng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.
Cả 2 hình thức này đều áp dụng chung quy chỉnh như sau:
– Mặt trước sử dụng chữ màu vàng kim trên nền đỏ.
– Mặt sau là toàn bộ thông tin mà doanh nghiệp đã đăng ký với đầy đủ dấu, chữ ký của Cơ quan có thẩm quyền, nơi cấp, quốc hiệu và tiêu ngữ. Với dạng văn bản pháp lý trên giấy sẽ có chữ nổi và hoa văn nổi ở mặt sau.
Có thể tham khảo ảnh đại diện đi kèm bài viết.
– Mỗi doanh nghiệp sẽ sở hữu mã số doanh nghiệp riêng biệt. Một mã số sẽ gồm 10 chữ số viết liền. Thông tin này có ý nghĩa trong quản lý, xác định, giải quyết các vấn đề xảy ra liên quan đến hoạt động doanh nghiệp.
– Tên doanh nghiệp gồm 2 phần: Loại hình kinh doanh và tên riêng của doanh nghiệp theo Tiếng Việt, Tiếng Anh, tên viết tắt nếu có.
– Có thông tin chi tiết và chính xác về trụ sở chính của doanh nghiệp.
– Trong đó có thể có thông tin liên hệ như: Email, Website, SĐT.
– Số vốn điều lệ phải được ghi rõ bằng chữ Tiếng Việt. Riêng đối với công ty cổ phần sẽ có thêm thông tin về: Tổng số lượng cổ phần, mệnh giá trên 1 cổ phần.
– Có tên đầy đủ thông tin cơ bản của người đại diện doanh nghiệp theo Pháp luật và chủ sở hữu doanh nghiệp. Đây là các chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm cũng như thay mặt công ty trong hoạt động làm việc với cơ quan nhà nước. Thông tin gồm có:
+ Ngày tháng năm sinh, tên đầy đủ,
+ Chức danh trong hoạt động quản lý,
+ Số CMND hoặc căn cước công dân, hộ chiếu,
+ Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư 01/2021/TT-BKHDT ngày 16 tháng 3 năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Từ viết tắt: Đăng ký kinh doanh: ĐKKD.