Về quy định vấn đề khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi? Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như thế nào ?
Hiện nay đối với nhu cầu của con người thì để duy trì mức tăng trưởng cao, đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, có bước phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa lớn, tạo sinh kế và nâng cao đời sống cho hàng triệu hộ nông dân. Theo đó vấn đề sản xuất và nghiên cứu các giống vật nuôi rất quan trọng. Trong đó quá trình khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi để tạo ra những dòng giống tốt nhất là việc rất cần thiết.
Luật sư
Khảo nghiệm, kiểm định dòng, giống vật nuôi được quy định như thế nào?
1. Về quy định vấn đề khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi?
Căn cứ theo quy định tại điều 26. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
1. Khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi là việc chăn nuôi và theo dõi một dòng, giống vật nuôi cụ thể trong điều kiện và thời gian nhất định để xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của dòng, giống đó.
2. Dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm trước khi đưa ra sản xuất, trừ dòng, giống vật nuôi được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ, cấp quốc gia đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
3. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận dòng, giống vật nuôi mới phải thực hiện khảo nghiệm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tại cơ sở đủ điều kiện khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
4. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi.
Như chúng ta đã thấy trên thực tế thì Giống cây trồng, vật nuôi có vai trò quyết định trong sản xuất nông nghiệp. Ở nhiều quốc gia đã tạo ra được nhiều giống vật nuôi mới có nhiều ƣu điểm để tăng năng suất, chất lượng, giảm bớt chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian chăm sóc, tạo nên xu thế trong sản xuất nông nghiệp. Song song với đó là việc tăng cƣờng công tác quản lý giống, tạo ra một hệ thống quản lý giống đồng bộ ở mỗi quốc gia. Vì thế nên việc khảo nghiệm giống như thế nào rất quan trọng để quyết định giống vật nuôi chất lượng và đảm bảo được các tiêu chí một cách đầy đủ nhất.
Ngành chăn nuôi đã có những sự tiến bộ và đột phá nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất, năng suất chăn nuôi theo hướng tăng dần, giá thành sản phẩm được hạ dần và đang trong tiến trình tái cơ cấu để phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế. Ngành chăn nuôi thường xuyên được sự quan tâm của Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương, có nhiều văn bản hướng dẫn để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hợp tác Quốc tế về kiểm soát dịch bệnh, môi trường và VSATTP được tăng cường.
Ngành chăn nuôi đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng nông nghiệp hàng năm; tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân (với gần 8 triệu hộ chăn nuôi gia cầm và trên 4 triệu hộ chăn nuôi lợn). Tuy nhiên, ngành chăn nuôi vẫn còn nhiều tồn tại và những khó khăn, thách thức; trong đó công tác giống và quản lý giống còn nhiều bất cập, chưa có hệ thống giống hoàn chỉnh, nhận thức về công tác giống vật nuôi chưa cao, thiếu quy hoạch vùng giống hoặc có quy hoạch nhưng chưa phù hợp, dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, luôn đe dọa người chăn nuôi, chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ cao
Việc quản lý, kiểm soát giết mổ và sản phẩm chăn nuôi còn nhiều hạn chế, hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi chưa đồng bộ để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vật nuôi, chăn nuôi còn thiếu tính liên kết, nhận thức về chăn nuôi an toàn sinh học chưa được đầy đủ, người dân chăn nuôi còn theo phong trào. Sự phối hợp chỉ đạo, điều hành giữa các cơ quan Trung ương và địa phương chưa được thường xuyên và thống nhất
2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điều 27. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi
Cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Các điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với việc khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi tương ứng;
3. Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, thú y, sinh học;
4. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng phù hợp.
Như vậy căn cứ theo quy định trên ta thấy pháp luật đã có các quy định cụ thể về điều kiện cơ sở khảo nghiệm dòng, giống vật nuôi theo đó nên ngoài Viện Chăn nuôi là một cơ sở chọn tạo giống vật nuôi rất bài bản, gần đây có nhiều cá nhân trên toàn quốc đã chủ động chọn lọc các giống gia súc, gia cầm “đặc sản” để nhân giống. Một mặt các cơ sở tự cung tự cấp giống để nuôi thương phẩm bán kiếm lời với giá thành sản phẩm cao hơn các loại gia súc, gia cầm thông thường, mặt khác bán giống cho các tổ chức, cá nhân khác nếu có nhu cầu.
Nhiều mô hình chăn nuôi gà Đông Tảo được nuôi tại Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long… do vậy không phải chỉ Hưng Yên mới có gà Đông Tảo. Đây là cách làm tự phát theo cơ chế thị trường, có “cầu” thì có “cung”. Tuy cách làm này của một số cơ sở chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về công tác chọn tạo, nhân giống, lý do bởi số lượng quần thể gia súc, gia cầm không đủ lớn để phân dòng tạo giống dẫn đến các thế hệ sau dễ bị cận huyết, chất lượng con giống giảm sút sau một thời gian.
Thực tế cho thấy, hiện con giống vẫn phát triển trong tình trạng nhỏ lẻ, nhất là con giống trong dân hầu như chưa quản lý, hộ nông dân vẫn chưa biết hết giá trị của việc áp dụng ưu thế lai trong công tác giống để nâng cao hiệu quả kinh tế. Do vậy, người chăn nuôi chưa biết liên kết với nhau, phân công trách nhiệm trong thị trường theo hình tháp giống 4 cấp và 3 cấp tạo ra, thậm chí còn nhiều hộ sản xuất con giống không bảo đảm chất lượng, giống “rởm” để kiếm lời. Nông dân cũng chưa sẵn sàng cung cấp thông tin chính xác để cùng nhau điều tiết thị trường giống, “mạnh ai nấy làm”, nhiều nơi còn có tình trạng sản xuất tùy hứng theo “tâm lý đám đông”, hậu quả là tất cả mọi người đều bị thiệt hại. Việc phát triển giống vật nuôi ở nước ta còn nhiều hạn chế do cơ sở chuồng trại của nhiều trung tâm chậm được đầu tư, hệ thống chuồng nuôi cá thể và gia đình chưa đồng bộ.
Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu còn nghèo nàn, đơn giản, chưa đáp ứng yêu cầu cho các thí nghiệm có độ chính xác cao; nguồn kinh phí dành cho các đề tài nghiên cứu về giống còn hạn chế Chủ động giống vật nuôi có chất lượng tốt cho sản xuất trong nước. Từng bước thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về giống vật nuôi, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Tóm lại rằng giống có ảnh hưởng quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Muốn chăn nuôi có hiệu quả phải chọn giống vật nuôi phù hợp.Có thể thấy, hoạt động sản xuất chăn nuôi thời gian qua đạt được thành quả tích cực là do có sự chung tay Chính phủ, các cơ quan bộ, ngành, của nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn xây dựng được các chuỗi liên kết khép kín, sản xuất có hiệu quả với chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH), giết mổ an toàn thực phẩm (ATTP). Thêm vào đó là sự phát triển mở rộng của các mô hình chăn nuôi hiệu quả với những cách làm hay. Ngành chăn nuôi đã có đóng góp lớn cho an sinh xã hội và góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðồng thời đã tái cơ cấu sản xuất ngành khá hiệu quả, theo chuỗi giá trị liên kết, ngành hàng, bao gồm các chuỗi: Doanh nghiệp – trại chăn nuôi gia công, doanh nghiệp – HTX – nông hộ, trong đó ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, chú trọng khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Vậy nên cần tiếp tục phát triển giống vật nuôi chất lượng cao phục vụ sản xuất; ưu tiên nhập khẩu giống tốt, chọn tạo đàn giống thích hợp cho mỗi vùng sinh thái. Sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần xuất khẩu; tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn chăn nuôi (trọng tâm là quản lý các chất chính và chất cấm sử dụng), giảm chi phí sản xuất, ATTP và bảo vệ môi trường. Ðối với chăn nuôi nông hộ, cần phổ biến cách thức sử dụng thức ăn chăn nuôi hiệu quả an toàn, khuyến khích người dân tận dụng lao động tự phối trộn thức ăn. Ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực giống vật nuôi, ưu tiên giống bản địa; thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, trang thiết bị chuồng trại, công tác vệ sinh thú y…
Song song với việc tiếp tục xây dựng các cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ngành chăn nuôi cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, thu hút các mô hình chăn nuôi công nghệ cao, chăn nuôi hiện đại, khép kín, tự động để tối ưu hóa sản xuất, tạo ra sản phẩm chăn nuôi có giá thành cạnh tranh, chất lượng cao để hướng tới xuất khẩu, tiếp tục duy trì chăn nuôi trở thành mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch cao của cả nước.