Quy định mới nhất của Luật viên chức về chế độ viên chức tập sự. Quy định của pháp luật về các trường hợp viên chức chấm dứt hợp đồng.
Viên chức tập sự là người sau khi đã có quyết định trúng tuyển hoặc xét tuyển, tiến hành làm việc theo chế độ viên chức tập sự để làm quen với vị trí công việc và yêu cầu của nhà tuyển dụng. Vậy quy định của pháp luật như thế nào để người viên chức tập sự được đảm bảo quyền lợi, an tâm công tác? Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019 có thay đổi như thế nào về vấn đề này? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề này.
1, Viên chức là gì?
Tại Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định:
‘Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.’
Viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý (trừ các chức vụ quy định là công chức). Viên chức là người thực hiện các công việc hoặc nhiệm vụ có yêu cầu về năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: giáo dục, đào tạo, y tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, lao động – thương binh và xã hội, thông tin – truyền thông, tài nguyên môi trường, dịch vụ…
*) Quyền lợi của viên chức:
– Quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
+ Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.
+ Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
+ Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.
+ Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.
+ Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
+ Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
+ Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
+ Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
+ Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định
+ Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
– Các quyền khác của viên chức
Viên chức được khen thưởng, tôn vinh, được tham gia hoạt động kinh tế xã hội; được hưởng chính sách ưu đãi về nhà ở; được tạo điều kiện học tập hoạt động nghề nghiệp ở trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trường hợp bị thương hoặc chết do thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao thì được xét hưởng chính sách như thương binh hoặc được xét để công nhận là liệt sĩ theo quy định của pháp luật.
2, Quy định mới của pháp luật về chế độ viên chức tập sự
2.1, Chế độ tập sự đối với viên chức
Điều 27
1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.’
Tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP có quy định hướng dẫn về chế độ tập sự này như sau:
‘Điều 20. Chế độ tập sự đối với viên chức
2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng đối với chức danh nghề nghiệp bác sĩ là 09 tháng;
b) 09 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng;
c) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào chức danh nghề nghiệp có yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo trung cấp.
3. Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
5. Không thực hiện chế độ tập sự đối với các trường hợp đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật, được bố trí làm việc theo đúng ngành, nghề đào tạo hoặc theo đúng chuyên môn nghiệp vụ trước đây đã đảm nhiệm mà thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều này.”
2.2, Trường hợp được miễn chế độ tập sự
Điều 10 Thông tư 15/2012/TT-BNV có quy định về chế độ tập sự như sau:
‘Điều 10. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự
1. Người trúng tuyển viên chức được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong ngành, lĩnh vực cần tuyển từ đủ 12 tháng trở lên;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu không có đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự.
3. Thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người được tuyển dụng đã làm những công việc chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng (nếu có) tính vào thời gian xét nâng lương lần sau khi bổ nhiệm và xếp lương vào chức danh nghề nghiệp.’
2.3, Trường hợp viên chức tập sự bị chấm dứt hợp đồng làm việc
Theo quy định tại Điều 27 Luật Viên chức 2010, người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự trừ khi đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng. Trong đó, thời gian tập sự từ 3 – 12 tháng và phải được quy định cụ thể trong hợp đồng làm việc (HĐLV). Và trước khi kết thúc thời gian tập sự, người trúng tuyển sẽ được cơ quan, đơn vị đánh giá.
Nếu sau thời gian tập sự mà không đạt yêu cầu thì người tập sự sẽ bị chấm dứt HĐLV (điều 24
Như vậy, hiện nay, theo Luật hiện hành, việc chấm dứt HĐLV với viên chức chưa được chính thức quy định cụ thể mới được hướng dẫn trong Nghị định.
Tuy nhiên, khi Luật sửa đổi Luật VC có hiệu lực từ 1-7-2020 thì việc viên chức không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự sẽ là một trong những trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt HĐLV.
Do đó, việc bổ sung quy định này là hoàn toàn hợp lý, vừa phù hợp với yêu cầu thực tiễn vừa thống nhất các quy định của pháp luật và giúp cho việc vận dụng pháp luật dễ dàng hơn.
Tóm lại, viên chức sẽ bị hủy kết quả tập sự nếu thuộc các trường hợp sau: Không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự; Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
2.4, Viên chức tập sự sinh con có bị chấm dứt hợp đồng làm việc?
Viên chức tập sự chỉ bị chấm dứt HĐLV trong 2 trường hợp là khi không đạt yêu cầu sau thời gian tập sự hoặc do bị xử lý kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
Theo đó, khi bị chấm dứt HĐLV, viên chức tập sự nếu có thời gian làm việc từ 6 tháng trở lên thì sẽ được trợ cấp 1 tháng lương, phụ cấp hiện hưởng và tiền tàu xe về nơi cư trú.
Ngoài ra, tại khoản 2, điều 20 Nghị định 29, thời gian tập sự của viên chức sẽ không tính thời gian: Nghỉ sinh con theo chế độ BHXH; Nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên; Nghỉ không hưởng lương; Thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thời gian viên chức tập sự sinh con không được tính vào thời gian tập sự. Do đó, đây không phải căn cứ để người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt HĐLV với viên chức được tuyển dụng.
Không những vậy, thời gian này không được tính vào thời gian tập sự nên sau thời gian nghỉ thai sản, viên chức tập sự quay trở lại làm việc thì không phải tập sự lại từ đầu mà tiếp tục được thực hiện tiếp số thời gian chưa tập sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy, có thể khẳng định viên chức tập sự nghỉ chế độ khi sinh con sau khi đi làm lại sẽ không bị buộc thôi việc cũng không phải tập sự lại từ đầu. Đây có thể coi là một trong những thông tin quan trọng mà mọi VC nữ nên biết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Kết luận: Các quy định pháp luật mới về chế độ viên chức tập sự được quy định tại Luật Cán bộ, công chức và