Nội dung pháp luật về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Nguyên tắc giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nhóm quy định về chủ thể của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 2 2. Nhóm quy định về hình thức của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 3 3. Nhóm quy định pháp luật về nguyên tắc giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 4 4. Nhóm quy định pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 5 5. Nhóm quy định pháp luật về nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
- 6 6. Nhóm quy định pháp luật về việc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra giám sát về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính:
1. Nhóm quy định về chủ thể của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính:
Chủ thể hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể là cá nhân hoặc tổ chức, pháp nhân tham gia cùng thỏa thuận xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự và pháp luật bưu chính, điều kiện cần để tham dự quan hệ pháp luật hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải có năng lực pháp luật về năng lực hành vi dân sự.
(i) Điều kiện của người sử dụng dịch vụ chuyển phát bưu chính
Với cá nhân, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc có năng lực hành vi không đầy đủ (năng lực hành vi một phần) nhưng tuân thủ các quy định của pháp luật để có thể tham gia vào hoạt động bưu chính.
Đối với pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác: Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác là chủ thể của Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là các tổ chức có đăng ký kinh doanh hợp pháp, đủ điều kiện để thực hiện ký kết hợp đồng và được gửi hàng hóa qua đường bưu chính (đặc biệt là các hàng hóa có điều kiện), việc xác nhận giao dịch thông qua người đại diện hợp pháp nhưng phải nằm trong phạm vi đại diện và phải phù hợp với giới hạn về lĩnh vực hoạt động của các chủ thể.
(ii) Điều kiện của bên cung ứng dịch vụ bưu chính chuyển phát
Chủ thể kinh doanh dịch vụ bưu chính phải là doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Việc kinh doanh dịch vụ bưu chính phải đáp ứng yêu cầu, điều kiện riêng về pháp lý, đăng ký và phải có giấy phép theo quy định của pháp luật. Việc ký kết hợp đồng được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền nội dung phạm vi công việc.
2. Nhóm quy định về hình thức của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
Pháp luật Việt Nam điều chỉnh chặt chẽ hình thức hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, tuy nhiên, thực tế hình thức hợp đồng do các bên tự định đoạt bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể, nhưng không chấp nhận hình thức lời nói trong hoạt động bưu chính. Với những hợp đồng thực hiện trong thời gian dài, thường xuyên trong quá trình thực hiện hợp nên lập hợp đồng bằng văn bản (hợp đồng điện tử, hợp đồng văn bản). Trường hợp thời gian thực hiện dịch vụ ngắn theo ngày, theo lần, giá trị phần hợp đồng hay cước dịch vụ thấp thì thường các bên không lựa chọn hình thức ký hợp đồng văn bản do tính phức tạp, thời gian thương thảo, ký kết hợp đồng kéo dài là không cần thiết, hành vi gửi hàng hóa tại bưu điện/văn phòng đại diện và đồng ý cho nhận gửi và thanh toán cước là hợp đồng đạt thành cam kết.
3. Nhóm quy định pháp luật về nguyên tắc giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
Là một quan hệ hợp đồng trong điều kiện kinh tế thị trường, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc và quy định chung của pháp luật về hợp đồng. Tuy nhiên, về phần mình, với tư cách là quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực chuyên ngành về bưu chính, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
3.1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận hợp đồng:
Tự do hợp đồng có thể hiểu là việc các cá nhân được quyền tự do thỏa thuận giữa họ với nhau về các điều kiện, điều khoản của hợp đồng, không có sự can thiệp của các cơ quan nhà nước hay các yếu tố khách quan bên ngoài. Học thuyết tự do ý chí dẫn đến hệ quả coi hợp đồng là nguồn quan trọng nhất của nghĩa vụ pháp lý. Hợp đồng có nhiệm vụ đảm bảo sự tự do ý chí của các bên. Tự do ý chí là vấn đề quan trọng của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính, như vậy, con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình và có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình. Đối với hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính mà các chủ thể chỉ có trụ sở ở trong nước, các bên thể hiện tự do ý chí trong việc thỏa thuận liên quan đến nội dung của hợp đồng như quyền và nghĩa vụ các bên, điều khoản phí dịch vụ, phương thức thanh toán, chấm dứt hợp đồng, hiệu lực hợp đồng. Các quyền lợi trên đã được nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và
3.2. Nguyên tắc thiện chí, trung thực:
Trong mọi hoạt động, bất cứ ai cũng mong muốn được đối xử thiện chí, trung thực, không bị lừa dối. Nguyên tắc này cũng được pháp luật các nước ghi nhận trong Hiến pháp và các
3.3. Nguyên tắc bình đẳng, các bên cùng có lợi:
Nguyên tắc trên đây là yếu tố cơ bản trong chế độ nhà nước pháp quyền, được ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ, trong quan hệ giữa các thương nhân, cá nhân và các tổ chức thương mại với nhau, bình đẳng nhau khi hợp tác, ký kết hợp đồng. Các chủ thể đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc xác lập, thực hiện mọi quan hệ và giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo công bằng xã hội, hạn chế đặc quyền đặc lợi, cạnh tranh không lành mạnh khi lợi dụng sự yếu thế của một bên về kinh tế. Các giao dịch thương mại không đảm bảo bình đẳng có thể coi là vô hiệu.
3.4. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý thông điệp dữ liệu điện tử:
Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của các thông điệp dữ liệu điện tử là một nguyên tắc mới đáp ứng thời đại công nghệ số hiện nay, theo đó, hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể ở dạng dữ liệu điện tử… Và khi giao kết trên các phương tiện điện tử, nó đều có giá trị pháp lý như văn bản giấy.
3.5. Nguyên tắc áp dụng pháp luật bảo vệ người tiêu dùng:
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được giao kết dưới dạng điện tử hay dưới dạng truyền thống đều phải áp dụng nguyên tắc pháp luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong
4. Nhóm quy định pháp luật về giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
Cũng như quy định chung điều chỉnh việc giao kết
(i) Đề nghị giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Các chủ thể có mong muốn giao kết hợp đồng thì phải biểu lộ cho chủ thể khác bằng một đề nghị giao kết hợp đồng. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính thường là do bên có nhu cầu sử dụng dịch vụ bày tỏ ý chí trước, vì họ là người có bưu gửi cần vận chuyển, có nhu cầu sử dụng dịch vụ, họ chủ động tìm nhà cung cấp đáp ứng giá cả và yêu cầu của mình. Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính truyền thống thường có khâu hỏi giá/phí dịch vụ, sau khi giá/phí dịch vụ thỏa mãn, bên sử dụng dịch vụ gửi đề nghị giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng thường được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như văn bản, lời nói và hành động khác.
(ii) Chấp nhận giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính
Chấp nhận giao kết hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là sự đồng ý toàn bộ nội dung của đề nghị giao kết, được thể hiện bằng các hình thức như văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể và hình thức trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng do hai bên thỏa thuận, trả lời ngay hoặc một thời gian nhất định do hai bên thỏa thuận, thậm chí im lặng cũng có thể được coi là đồng ý giao kết hợp đồng nếu các bên có quy định. Khi bên đề nghị giao kết ấn định thời gian trả lời thì việc chấp nhận giao kết hợp đồng chỉ có giá trị khi được thực hiện trong thời hạn đó. Hiện nay với nhóm dịch vụ bưu chính đặc thù, bên cung ứng dịch vụ chủ động gửi đề xuất giá/phí dịch vụ, hợp đồng theo mẫu và/hoặc điều kiện giao dịch chung. Người sử dụng dịch vụ chỉ việc tích vào các mục chọn theo yêu cầu của mình như địa điểm di chuyển, giao hàng và tích vào mục hợp đồng đã được thực hiện mà không có cơ hội thương lượng hoặc thỏa thuận. Theo Luật Bưu chính, hợp đồng/vận đơn được sử dụng trong bưu chính thường gồm các điều khoản và điều kiện soạn sẵn của một trong các bên trong hợp đồng và được báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính có thể được áp dụng hợp đồng theo mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung bao gồm những điều khoản soạn sẵn, được chuẩn bị trước, được sử dụng lặp lại bởi một bên và thường được sử dụng mà không thương lượng riêng với các bên trong hợp đồng. Điều kiện giao dịch chung do bên cung ứng dịch vụ đưa ra và áp dụng chung cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ chấp nhận giao kết hợp đồng thì phải chấp nhận điều kiện này. Mục đích của điều kiện giao dịch chung là giúp cho các bên giao kết dễ dàng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Điều kiện giao dịch chung tách biệt với hợp đồng mang tính chuẩn mực khái quát cao. Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản các bên thỏa thuận nhưng lại dẫn chiếu đến điều kiện giao dịch chung và nó có hiệu lực bắt buộc. Các điều khoản này dưới dạng văn bản riêng và được công bố công khai. Khi giao kết hợp đồng, các bên hướng đến điều kiện giao dịch chung chính là hướng đến tính ổn định, tiêu chuẩn và thống nhất trong hợp đồng. Điều kiện giao dịch chung do một bên đưa ra nên nó thường được xây dựng theo hướng có lợi cho người soạn ra nó, tạo lợi thế cho mình, áp đặt đối tác còn lại. Để tạo sự bình đẳng trong giao kết hợp đồng thì điều kiện giao dịch chung phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên. Trường hợp điều kiện giao dịch chung do bên cung cấp dịch vụ đưa ra có những điều khoản gây bất lợi cho khách hàng, miễn trách nhiệm của mình gây bất lợi cho khách hàng thì điều kiện đó vô hiệu.
Việc áp dụng hợp đồng theo mẫu trước tiên là để giảm thiểu thời gian đàm phản, tiết kiệm chi phí cũng như ngăn ngừa các rủi ro do nhận thức của các bên trong hợp đồng. Bên cung ứng dịch vụ đạt được nhiều lợi ích hơn, có phần ảnh hưởng tới lợi ích của khách hàng và đôi khi đi ngược lại với lợi ích của khách hàng. Thông qua hợp đồng theo mẫu bên cung ứng dịch vụ hình thành quy tắc riêng mình, qua đó hình thành khả năng, cơ hội và thủ thuật cạnh tranh. Mặc dù hợp đồng theo mẫu mang tính tùy nghi, khách hàng có thể thỏa thuận lại hoặc bảo lưu, song điều dễ hiểu là khi thiết kế sự phân chia rủi ro pháp lý, bên cung ứng dịch vụ bao giờ cũng tìm cách hạn chế tính tùy nghi của nguyên tắc, đưa khách hàng vào thế khó lựa chọn, hạn chế hay vi phạm nguyên tắc tự do hợp đồng. Bên cung ứng dịch vụ có thể sử dụng các thủ thuật để phân chia rủi ro pháp lý và lợi ích một cách không công bằng hoặc không chính đáng, bất lợi cho bên sử dụng dịch vụ.
5. Nhóm quy định pháp luật về nội dung cơ bản của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
(i) Chủ thể của hợp đồng ảnh hưởng đến điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, nên những điều khoản về thông tin của các bên trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính bắt buộc phải có trong hợp đồng bao gồm: Thông tin chủ thể (tên cá nhân/tên doanh nghiệp), địa chỉ trên giấy tờ pháp lý, mã số thuế của tổ chức/cá nhân, tên và chức danh của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền (tuân thủ quy định về năng lực hành vi dân sự).
(ii) Đối tượng của hợp đồng là dịch vụ bưu chính, do người gửi sử dụng dịch vụ, bên doanh nghiệp bưu chính có khả năng đáp ứng các yêu cầu của bên sử dụng dịch vụ nên đã xác lập quan hệ quan hệ quyền và nghĩa vụ pháp lý thông qua ký kết hợp đồng với các điều kiện sau: Dịch vụ bưu chính phải là công việc bên cung ứng dịch vụ có đủ điều kiện pháp lý để thực hiện, không trái với đạo đức xã hội, hàng hóa vận chuyển không thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật. Các điều khoản cơ bản bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính: Loại hình dịch vụ bưu chính, khối lượng, số lượng dịch vụ cung cấp, thời gian, địa điểm phương thức cung cấp hợp đồng, chất lượng dịch vụ…
(iii) Điều khoản về dịch vụ bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính như: loại hình dịch vụ, khối lượng, số lượng bưu gửi, thời gian địa điểm cung ứng dịch vụ bưu chính, chất lượng dịch vụ bưu chính, về phi/cước dịch vụ và phương thức thanh toán của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính là điều khoản quan trọng trong hợp đồng. Cước dịch vụ là số tiền mà bên sử dụng dịch vụ phải trả cho bên cung cấp dịch vụ để nhận được lợi ích là kết quả công việc là đối tượng của hợp đồng và được các bên thương thảo, đàm phán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trong hợp đồng, thông thường các điều khoản cước phí có thể không tồn tại do các bên tham gia hợp đồng thường tạo lập các hợp đồng khung/
(iv) Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng: Đảm bảo tuân thủ các quy định Bộ luật Dân sự, pháp luật về bưu chính và các quy định liên quan đến công việc chuyển phát bưu gửi. Việc tuân thủ thỏa thuận và quy định pháp lý đảm bảo quyền lợi của các bên. Như vậy, pháp luật điều chỉnh các điều khoản cơ bản liên quan đến quyền cung cấp thông tin, quyền thực hiện nghĩa vụ để được hưởng cước dịch vụ, quyền được kiểm tra nội dung hàng hóa nhận gửi và từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính với trường hợp quy định của pháp luật, quyền được khiếu nại, bồi thường, quyền được đảm bảo an ninh, an toàn thông tin;
(v) Điều khoản về trách nhiệm và mức bồi thường tối đa khi có vi phạm hợp đồng: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng sẽ có trường hợp một trong hai bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại cho bên kia, đặc biệt là với dịch vụ vận chuyển nhiều rủi ro như dịch vụ chuyển phát bưu chính (vận chuyển thông qua mạng lưới bưu chính, thông qua đối tác….) dễ dẫn đến khiếu nại về chất lượng, vi phạm hợp đồng. Pháp luật Việt Nam có quy định riêng về mức giới hạn bồi thường, nguyên tắc bồi thường, trách nhiệm bồi thường của các bên trong quan hệ hợp đồng. Trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính phải quy định các biện pháp chế đối với bên vi phạm nhằm mục đích bảo vệ bên thiệt hại nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các bên và đảm bảo việc thực hiện đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng thì các bên nên thỏa thuận về điều kiện phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng hóa và dịch vụ thường qua nhiều công đoạn, giá trị lại rất lớn, bên cung ứng dịch vụ không thể đền bù được toàn bộ giá trị tổn thất nếu có thiệt hại xảy ra trong trường hợp thất lạc, suy suyển, hỏng hóc hàng hóa… Giới hạn trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ đặt ra là phù hợp với quy định của pháp luật do những tổn thất này nằm ngoài ý chí chủ quan của bên cung ứng dịch vụ;
(vi) Phương thức giải quyết tranh chấp: Khi xảy ra vi phạm dẫn đến tranh chấp thì các bên có thể lựa chọn các hình thức như thương lượng, hòa giải, tố tụng trọng tài, tòa án, Thông thường, với các doanh nghiệp bưu chính, việc tranh chấp chủ yếu được giải quyết qua thương lượng và hòa giải, trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có thể giải quyết bằng phương thức tố tụng như trọng tài thương mại, khởi kiện ra Tòa án dân sự. Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính do các chủ thể thực hiện lựa chọn sao cho phù hợp nhất về quan hệ thương mại giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp, cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức để có quyết định hợp lý (đặc biệt là với các hợp đồng có yếu tố quốc tế, các chủ thể cần lưu ý về việc chọn ngôn ngữ, luật điều chỉnh, cơ quan giải quyết tranh chấp ngay khi ký kết hợp đồng tránh bị động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
(vii) Ngoài những điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận thêm một số điều khoản khác (nhưng không bắt buộc) theo nhu cầu của hai bên, như:
– Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng: Điều khoản về phạt vi phạm hợp đồng không bắt buộc phải có trong hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Tuy nhiên, căn cứ
– Điều khoản về việc chấm dứt hợp đồng có thể được áp dụng khi một trong các bên có những vi phạm cơ bản theo hợp đồng khiến cho bên còn lại không thể đạt được mục đích ban đầu. Bên cạnh việc hai bên chấm dứt hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận các trường hợp được đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với từng bên. Các bên nên thỏa thuận thuận việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dù có phù hợp với những điều kiện mà hợp đồng đã quy định vẫn phải thông báo cho bên còn lại bằng văn bản, nếu không thông báo mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.
– Quy định về miễn trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ bưu chính: Thỏa thuận miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng. Các bên dự trù trước một số trường hợp bất khả kháng và các sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của bên vi phạm, không thể lường trước được và không thể khắc phục được cho dù bên bị vi phạm đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục bao gồm nhưng không giới hạn: các sự kiện bất khả kháng (bão lụt, dịch bệnh, đình công….) do lỗi của bên còn lại (do bên gửi hàng gói bọc không đảm bảo dẫn đến hàng bị vỡ hỏng;…) do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cấm đường, phong tỏa địa chỉ nhận, chỉ thị dãn cách xã hội do dịch covid, dừng vận chuyển hàng hóa đến một số quốc gia….). Khi xảy ra các trường hợp bất khả kháng bên vi phạm có trách nhiệm thông báo cho bên kia trong một thời hạn hợp lý. Các bên có thể thỏa thuận để gia hạn thời gian thực hiện việc chuyển phát bưu gửi, nếu quá thời hạn nêu trên mà vẫn không thể thực hiện hợp đồng thì các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại. Trong xây dựng hợp đồng, điều khoản trên có thể được định nghĩa, liệt kê theo thỏa thuận của các bên.
– Những trường hợp vô hiệu của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính: Nội dung trên đã được quy định trong Bộ luật Dân sự, nên không bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng. Ngoài các quy định pháp lý, các bên có thể thỏa thuận các trường hợp khác dẫn đến hợp đồng vô hiệu (vô hiệu toàn bộ, vô hiệu một phần). Tuy nhiên, việc xác định hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ chuyển phát bưu chính. Căn cứ quy định tại bộ luật dân sự 2015, hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ các bên kể từ thời điểm giao kết. Về nguyên tắc giao dịch vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch vô hiệu các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu nghĩa là phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
– Điều khoản chung của hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính: Đối với hợp đồng bằng văn bản truyền thống, các bên có thể thỏa thuận cụ thể thời điểm bắt đầu có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn thực hiện hợp đồng, việc gia hạn hợp đồng, hợp đồng sẽ được viết bằng bao nhiêu ngôn ngữ, ngôn ngữ nào sẽ giá trị khi giải quyết tranh chấp và lập thành bao nhiêu bản dưới sự quản lý của những bên nào. Ngoài ra, với hợp đồng điện tử, thường không bị giới hạn về thời gian, không gian, giao dịch nhanh chóng, nhưng cũng phát sinh nhiều vấn đề đặc thù, như cách xác định thời gian, địa điểm giao kết, chữ ký điện tử, sự tin cậy của chủ thể giao kết, cách tiếp cận thông tin, trình tự giao kết, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng…
6. Nhóm quy định pháp luật về việc trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc kiểm tra giám sát về hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính và đảm bảo chất lượng dịch vụ bưu chính:
– Trách nhiệm về việc quản lý chất lượng dịch vụ là của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ mà tăng cường khả năng cạnh tranh, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, khách quan, minh bạch. Việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp bưu chính là cơ sở để xem xét trách nhiệm và xử phạt trong trường hợp vi phạm kịp thời, chấn chỉnh các vi phạm đảm bảo việc tuân thủ pháp luật bưu chính.
– Quy định về trách nhiệm kiểm tra chất lượng dịch vụ bưu chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo định kỳ, đột xuất theo đúng quy định của pháp luật về nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra. Việc quy định rõ ràng cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, nội dung kiểm tra về công tác lưu trữ sổ sách, tài liệu, chế độ báo cáo, công khai thông tin, kiểm tra thông tin….
– Quy định về việc bắt buộc công khai các thông tin về chất lượng dịch vụ bưu chính, công khai giá cước trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp và niêm yết tại các bưu cục giao dịch để khách hàng muốn sử dụng dịch vụ được nắm bắt rõ về quy định liên quan đến chất lượng, đầu mối giải quyết khiếu nại, quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, thông tin hỗ trợ khách hàng là phương thức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cũng là phương thức giám sát chất lượng của doanh nghiệp bưu chính.