Khái quát về dự án đầu tư đối tác công tư? Quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư PPP?
Hiện nay, một trong những phương thức đầu tư được thực hiện nhiều nhất đó chính là phương thức đối tác công tư. Hiểu một cách đơn giản nhất về phương thức này đó chính là việc phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đối tác công tư. Việc hợp tác này được thực hiện với mục đích nhằm thu hút vốn đầu tư của nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án đối tác công tư. Trong phương thức đầu tư này thì bên nhà đầu tư theo phương thức đối tác công tư là một pháp nhân độc lập được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc liên danh giữa nhiều pháp nhân tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Vậy pháp luật Việt nam hiện hành đã quy định về vấn đề lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có những nội dung như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung về vấn đề này như sau:
Tổng đài Luật sư
Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020
1. Khái quát về dự án đầu tư đối tác công tư
Quan hệ đối tác công tư liên quan đến sự hợp tác giữa cơ quan chính phủ và công ty tư nhân có thể được sử dụng để tài trợ, xây dựng và vận hành các dự án, chẳng hạn như mạng lưới giao thông công cộng, công viên và trung tâm hội nghị. Việc cấp vốn cho dự án thông qua quan hệ đối tác công tư có thể cho phép dự án hoàn thành sớm hơn hoặc biến nó thành khả năng ngay từ đầu. Quan hệ đối tác công tư thường liên quan đến việc nhượng bộ thuế hoặc doanh thu hoạt động khác, bảo vệ khỏi trách nhiệm pháp lý hoặc quyền sở hữu một phần đối với các dịch vụ công và tài sản trên danh nghĩa cho khu vực tư nhân, các tổ chức vì lợi nhuận.
Quan hệ đối tác công tư cho phép các dự án quy mô lớn của chính phủ, chẳng hạn như đường xá, cầu hoặc bệnh viện, được hoàn thành với nguồn vốn tư nhân. Các mối quan hệ đối tác này hoạt động tốt khi công nghệ và đổi mới của khu vực tư nhân kết hợp với các khuyến khích của khu vực công để hoàn thành công việc đúng thời hạn và trong ngân sách. Rủi ro đối với doanh nghiệp tư nhân bao gồm chi phí vượt chi phí, lỗi kỹ thuật và không thể đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, trong khi đối với các đối tác nhà nước, phí sử dụng theo thỏa thuận có thể không được nhu cầu ủng hộ — ví dụ, đối với một con đường thu phí hoặc một cây cầu. Bất chấp những ưu điểm của chúng, quan hệ đối tác công tư thường bị chỉ trích vì làm mờ ranh giới giữa mục đích công hợp pháp và hoạt động tư nhân vì lợi nhuận, và có thể xảy ra tình trạng bóc lột công chúng do tự kinh doanh và đòi tiền thuê.
Ví dụ, chính quyền thành phố có thể mắc nợ rất nhiều và không thể thực hiện một dự án xây dựng nhiều vốn, nhưng một doanh nghiệp tư nhân có thể quan tâm đến việc tài trợ xây dựng để đổi lấy lợi nhuận hoạt động sau khi dự án hoàn thành.
Các quan hệ đối tác công tư thường có thời hạn hợp đồng từ 25 đến 30 năm hoặc lâu hơn. Nguồn tài chính một phần đến từ khu vực tư nhân nhưng yêu cầu thanh toán từ khu vực công và / hoặc người sử dụng trong suốt thời gian của dự án. Đối tác tư nhân tham gia thiết kế, hoàn thiện, thực hiện và cấp vốn cho dự án, trong khi đối tác công tập trung vào việc xác định và giám sát việc tuân thủ các mục tiêu. Rủi ro được phân bổ giữa các đối tác nhà nước và tư nhân thông qua quá trình thương lượng, lý tưởng nhất là mặc dù không phải lúc nào cũng tùy theo khả năng đánh giá, kiểm soát và đối phó của mỗi bên.
Mặc dù các công trình và dịch vụ công cộng có thể được thanh toán thông qua một khoản phí từ ngân sách doanh thu của cơ quan công quyền, chẳng hạn như các dự án bệnh viện, các nhượng bộ có thể liên quan đến quyền thanh toán trực tiếp của người dùng – ví dụ, với các đường cao tốc thu phí. Trong các trường hợp như phí bóng tối cho đường cao tốc, các khoản thanh toán dựa trên việc sử dụng dịch vụ thực tế. Khi có liên quan đến xử lý nước thải, việc thanh toán được thực hiện với phí thu từ người sử dụng.
2. Quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư PPP
Trên cơ sở quy định tại Khoản 17 Điều 3 Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư 2020 quy định khái niệm lựa chọn nhà đầu tư trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư được quy định với nội dung như sau: “Lựa chọn nhà đầu tư là quá trình xác định nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm, giải pháp khả thi để thực hiện dự án đối tác công tư trên nguyên tắc bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Từ quy định này và theo như quy định của pháp luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì việc lựa chọn nhà đầu tư trong đầu tư theo hình thức đối tác công tư được thực hiện thông qua các hình thức sau:
Thứ nhất, đấu thầu rộng rãi được quy định chi tiết theo Điều 37 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về đấu thầu rộng rãi như sau: Đấu thầu rộng rãi là một trong các hinh thức lựa chọn nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự vào dự án .đối tác công tư. Đây là một trong những hình thức lựa chọn nhà đầu tư được các chủ thể và nhà làm luật áp dụng cho tất cả dự án đối tác công tư, trừ các trường hợp phải được lựa chọn theo hình thức đàm phám canh tranh, chỉ định nhà đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt.
Thứ hai, đàm phán cạnh tranh được quy định chi tiết theo Điều 38 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về đàm phán cạnh tranh được áp dụng trong các trường hợp như sau:
– Một là, trong quá trình đàm phán cạnh tranh là một hinh thức lựa chọn nhà đầu tư những chỉ được thực hiện không quá ba nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện dự án được mời tham dự trong hinh thức lựa chọn nhà đầu tư cho việc thực hiện dự án đầu tư đối tác công tư
– Hai là, Đối với dự án đối tác công tư thì dự án ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao;
-Ba là, dự án ứng dụng công nghệ mới theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Thứ ba, chỉ định nhà đầu tư được quy định chi tiết theo Điều 39 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về chỉ định nhà đầu tư được áp dụng trong các trường hợp như sau:
– Dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước;
– Dự án cần phải lựa chọn ngay nhà đầu tư thay thế theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 của Luật này để bảo đảm tính liên tục trong quá trình thực hiện dự án.
Cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định việc chỉ định nhà đầu tư; trường hợp chỉ định nhà đầu tư đối với dự án cần bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước thì trước khi chỉ định nhà đầu tư phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước.
Thứ tư, lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
Trên cơ sở quy định theo Điều 40 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt như sau: Đối với những dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà đầu tư nêu trên thì cơ quan có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà đầu tư.
Về việc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, tổ chức mời thầu sẽ mất nhiều thời gian trong việc lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư phát triển dự án. Chi phí lựa chọn tư vấn thẩm tra, thẩm định dự án đối tác công tư phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy có thể thấy rằng trong cả ba trường hợp trên, nhà đầu tư phải có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt. Điều này có thể được hiểu chính là báo cáo khả thi do nhà đầu tư lập bằng kinh phí của mình phải hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi có
Trên đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định về hình thức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư PPP theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật về dự án đầu tư đối tác công tư khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!