Quy định về lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội? Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội?
Kết quả đánh giá tín nhiệm sẽ giúp người được lấy phiếu có cơ hội nhìn nhận lại chính mình, xem mình đã làm được gì, chưa làm được gì để có phương hướng phát huy kết quả đạt được khắc phục, sửa chữa những hạn chế, tồn tại. Ngoài ra, kết quả lấy phiếu tín nhiệm cũng là cơ sở quan trọng nhằm để cơ quan có thẩm quyền đánh giá cán bộ, thực hiện quy hoạch, bố trí sử dụng cán bộ một cách hiệu quả.
Quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội được ban hành còn nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của của bộ máy nhà nước; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; làm cơ sở để xem xét đánh giá cán bộ. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Căn cứ pháp lý: Điều 12, Điều 13
1. Quy định lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội:
Lấy phiếu tín nhiệm được hiểu như sau:
Lấy phiếu tín nhiệm được hiểu là việc Quốc hội thực hiện quyền giám sát, đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá cán bộ.
Mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm:
– Lấy phiếu tín nhiệm giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội;
– Lấy phiếu tín nhiệm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;
– Làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.
Căn cứ đánh giá:
– Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ sau đây:
– Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước.
– Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
– Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ.
– Chánh án
Cần lưu ý rằng thời hạn, thời điểm, trình tự lấy phiếu tín nhiệm đối với các chủ thể là người được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm do Quốc hội quy định.
Lấy phiếu tín nhiệm có 3 mức độ sau đây:
– Tín nhiệm cao
– Tín nhiệm
– Tín nhiệm thấp
Quy trình lấy phiếu tín nhiệm:
– UBTVQH trình Quốc hội những người được lấy phiếu tín nhiệm;
– Quốc hội thảo luận. UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
– Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
– Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
– Ban kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu;
– Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm.
Kết quả lấy phiếu tín nhiệm:
– Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức;
– Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm.
Hoạt động lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa quan trọng nhằm mục đích để tăng cường hiệu quả giám sát của Quốc hội, bên cạnh đó đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.
Việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong những biện pháp đổi mới, nhằm mục đích đánh giá cán bộ thông qua nhiều góc nhìn khác nhau của nhiều chủ thể khác nhau.
Có thể nói, việc lấy phiếu tín nhiệm là một bước tiến rõ rệt trong đổi mới công tác cán bộ, thể hiện tinh thần dân chủ, cầu thị và nêu cao trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cao của Đảng. Thông qua kết quả lấy phiếu, người được lấy phiếu tín nhiệm tự nhìn lại mình một cách toàn diện hơn; biết điểm nào còn hạn chế để cố gắng khắc phục, mặt nào mạnh thì phát huy, không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống để hoàn thiện mình hơn. Đối với những người tín nhiệm thấp coi đây là sự cảnh tỉnh, răn đe, nghiêm khắc với chính bản thân mình mà cố gắng hơn nữa trên các mặt công tác.
Mặt khác, kết quả phiếu tín nhiệm cũng được em là thước đo, là một kênh thông tin tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho việc quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, bố trí, sử dụng cán bộ tốt hơn; hoàn toàn không phải để truy xét trách nhiệm, hay thay thế cán bộ. Đương nhiên, những trường hợp có hơn 50% số phiếu tín nhiệm thấp thì sẽ cần được xem xét đưa ra khỏi quy hoạch các chức vụ cao hơn và có thể sắp xếp bố trí công việc khác phù hợp. Cần lưu ý đối với những người có hai phần ba số phiếu tín nhiệm thấp trở lên sẽ kịp thời xem xét, nếu thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc thôi giữ chức, bố trí công tác khác, không chờ đến hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.
2. Quy định về bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội:
Bỏ phiếu tín nhiệm được hiểu như sau:
Bỏ phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được tín nhiệm.
Mục đích của việc bỏ phiếu tín nhiệm:
– Bỏ phiếu tín nhiệm giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội;
– Bỏ phiếu tín nhiệm giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; giúp cán bộ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động;
– Bỏ phiếu tín nhiệm sẽ làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét đánh giá cán bộ.
Căn cứ đánh giá bỏ phiếu tín nhiệm:
– Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
– Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:
– Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị.
– Có kiến nghị của ít nhất hai mươi phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội.
– Có kiến nghị của Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc hội.
– Người được lấy phiếu tín nhiệm theo quy định tại Điều 12 của
Cần lưu ý đối với các chủ thể là người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội bỏ phiếu không tín nhiệm có thể xin từ chức. Trường hợp không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chức vụ đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm người không được Quốc hội tín nhiệm.
Bỏ phiếu tín nhiệm có 2 mức độ:
– Tín nhiệm.
– Không tín nhiệm.
Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm:
– UBTVQH trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm;
– Quốc hội thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội; UBTVQH báo cáo trước Quốc hội kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu Quốc hội;
– Quốc hội thành lập Ban kiểm phiếu;
– Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín;
– Ban kiểm phiếu công bố kết quả.
Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm:
– Người được bỏ phiếu tín nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội đánh giá “không tín nhiệm” thì có thể xin từ chức;
– Nếu không từ chức thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm đối với người đó.
– Nguyên tắc áp dụng chung:
+ Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tôn trọng quyền báo cáo, giải trình của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; bảo đảm đánh giá đúng thực chất về người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
+ Bảo đảm sự ổn định và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Đánh giá cán bộ là một việc rất tinh tế và vô cùng nhạy cảm. Thực chất đây cũng là việc khó, nhất là với các nội dung không dễ gì định lượng, như lập trường quan điểm chính trị, động cơ, tính trung thực,… Đối với các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, những chức danh lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước lại càng hệ trọng, vì liên quan đến uy tín và sự lãnh đạo chung của Đảng. Bởi thế công việc này được Trung ương chỉ đạo tiến hành khá kỹ lưỡng, công phu, khoa học và bài bản. Đánh giá cán bộ là trách nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương trước Đảng, trước dân, rất cần sự công tâm khách quan, thể hiện rõ trách nhiệm nêu gương, giữ vững nguyên tắc, dân chủ, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ; đặc biệt là chống chạy hoặc tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền, chạy phiếu bầu, chạy phiếu tín nhiệm, để làm cho việc lấy phiếu tín nhiệm thật sự khách quan, có ý nghĩa thiết thực.