Thuế nhà thầu nước ngoài được xem là các bạn thuế áp dụng đối với các cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài khi các chủ thể đó phát sinh thu nhập, tiến hành hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam. Dưới đây là quy định của pháp luật về hoạt động khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các nhà thầu nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Quy định khấu trừ thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài:
Khấu trừ thuế nói chung và khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho nhà thầu nước ngoài nói riêng là một trong những quyền lợi pháp luật Việt Nam dành cho nhà thầu nước ngoài khi kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, thuế nhà thầu nước ngoài được áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, phát sinh thu nhập trên lãnh thổ của Việt Nam. Để có thể xác định thuế nhà thầu nước ngoài cần phải nộp và xác định hoạt động khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các nhà thầu nước ngoài, cần phải bám sát theo quy định tại Thông tư
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 103/2014/TT-BTC, có quy định cụ thể về người nộp thuế. Cụ thể như sau:
– Nhà thầu nước ngoài, các nhà thầu phụ nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định cụ thể tại Điều 8 mục 2 chương II hoặc Điều 14 mục 4 chương II ban hành kèm theo Thông tư 103/2014/TT-BTC, tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc có phát sinh thu nhập trên lãnh thổ của Việt Nam. Quá trình kinh doanh được tiến hành dựa trên cơ sở hợp đồng nhà thầu với tổ chức Việt Nam, cá nhân Việt Nam hoặc với tổ chức nước ngoài khác, cá nhân nước ngoài khác đang hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam trên cơ sở hợp đồng giao thông vụ. Quá trình xác định nhà thầu nước ngoài, quá trình xác định nhà thầu vụ nước ngoài có cơ sở thường trú trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc là đối tượng thường trú trên lãnh thổ Việt Nam sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và các văn bản quy phạm pháp luật khác hướng dẫn cụ thể. Trong trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú, đối tượng cư trú thì sẽ được thực hiện theo quy định trong hiệp định đó;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam, tổ chức khác và cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh: Mua dịch vụ, dịch vụ gắn liền với hàng hóa hoặc trả thu nhập phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam dựa trên cơ sở hợp đồng nhà thầu hoặc dựa trên cơ sở hợp đồng ra tù vụ, mua hàng hóa theo hình thức suất nhập khẩu tại chỗ hoặc mua hàng hóa theo các điều khoản thương mại quốc tế (hay còn được viết tắt là incoterms), thực hiện hoạt động phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ thay thế cho các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể bao gồm:
+ Các tổ chức kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp
+ Các tổ chức kinh tế của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
+ Nhà thầu dầu khí hoạt động theo quy định của pháp luật về dầu khí;
+ Chi nhánh của các doanh nghiệp, công ty nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Tổ chức nước ngoài, đại diện của tổ chức nước ngoài được phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
+ Các văn phòng mua vé, đại lý tại Việt Nam của các hãng hàng không nước ngoài có quyền vận chuyển đi/hoặc đến Việt Nam, trực tiếp vận chuyển hoặc liên doanh với các doanh nghiệp khác;
+ Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ vận tải biển của các hãng vận tải biển nước ngoài, kinh doanh dịch vụ đại lý tại Việt Nam của các hãng giao nhận hàng hóa/chuyển phát nước ngoài;
+ Các công ty chứng khoán, tổ chức phát hành chứng khoán, các công ty quản lý quỹ, ngân hàng thương mại nơi các quỹ đầu tư chứng khoán hoặc tổ chức nước ngoài mở tài khoản đầu tư chứng khoán trên thực tế;
+ Các tổ chức khác trên lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.
– Người nộp thuế bao gồm các chủ thể nêu trên cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ khấu trừ số thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải nộp trước khi thanh toán cho các nhà thầu nước ngoài, nhà thầu vụ nước ngoài.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay cho phép thực hiện thủ tục khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các nhà thầu nước ngoài. Quá trình khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các nhà thầu nước ngoài cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC.
2. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài:
Để có thể khấu trừ thuế giá trị gia tăng cho các nhà thầu nước ngoài thì cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định. Thuế nhà thầu nước ngoài hiện nay có hai phương pháp tính thuế, đó là phương pháp kê khai và phương pháp trực tiếp. Trong quá trình sử dụng phương pháp kê khai, các nhà thầu nước ngoài sẽ được phép nộp thuế tương tự giống như doanh nghiệp Việt Nam và cũng được khấu trừ theo quy định của pháp luật. Các nhà thầu nước ngoài sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp và kê khai thuế giá trị gia tăng giống như các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế, các nhà thầu nước ngoài để có thể được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, nhà thầu nước ngoài đó cần phải đáp ứng được những điều kiện cơ bản sau đây:
– Nhà thầu nước ngoài đó phải là doanh nghiệp có đặt trụ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Phải là đối tượng có cư trú thuế trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thời hạn kinh doanh của nhà thầu nước ngoài đó tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu trong khoảng thời gian từ đủ 183 ngày trở lên;
– Hoàn tất tờ khai đăng ký thuế, được cấp mã số thuế đối với nhà thầu, áp dụng theo nguyên tắc chế độ kế toán của Việt Nam.
Bên phía đại diện Việt Nam cần phải đưa văn bản thông báo cho cơ quan thuế về việc các nhà thầu nước ngoài sẽ nộp thuế nhà thầu theo phương pháp khấu trừ, đồng thời đưa văn bản về việc các nhà thầu nước ngoài đáp ứng đầy đủ điều kiện để khấu trừ thuế giá trị gia tăng, văn bản đó cần phải nộp cho cơ quan thuế trong vòng 20 ngày được tính kể từ ngày ký kết hợp đồng với nhà thầu nước ngoài.
3. Thuế suất thuế nhà thầu nước ngoài bao nhiêu %?
Căn cứ theo quy định tại Thông tư 103/2014/TT-BTC, thuế suất thuế nhà thầu nước ngoài được xác định dựa trên đối tượng đóng thuế và loại thuế còn phải nộp. Theo đó, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của các nhà thầu nước ngoài sẽ được xác định dựa trên ngành nghề kinh doanh. Chi tiết như sau:
STT | Ngành kinh doanh | Tỷ lệ (%) thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế |
1 | Thương mại | 1 |
2 | Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thuê giàn khoan | 5 |
Dịch vụ quản lý nhà hàng, dịch vụ khách sạn, dịch vụ casino | 10 | |
Dịch vụ tài chính phái sinh | 2 | |
3 | Cho thuê tàu bay, cho thuê động cơ tàu bay, cho thuê phụ tùng tàu bay, tàu biển | 2 |
4 | Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị | 2 |
5 | Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển | 2 |
6 | Chuyển nhượng chứng khoán, chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm | 0,1 |
7 | Lãi tiền vay | 5 |
8 | Thu nhập bản quyền | 10 |
Đối với thuế suất thuế giá trị gia tăng của các nhà thầu nước ngoài cần phải nộp sẽ được thể hiện thông qua bảng sau:
STT | Ngành kinh doanh | Thuế suất thuế giá trị gia tăng |
1 | Dịch vụ, xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị, cho thuê, bảo hiểm | 5% |
2 | Sản xuất, vận tải, dịch vụ có liên quan đến hàng hóa | 3% |
3 | Những hoạt động kinh doanh khác | 2% |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 103/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: