Nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động? Công ty công khai kết quả khám sức khỏe của nhân viên công ty đúng hay sai? Mới đi làm có được khám sức khỏe định kỳ không? Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về quy định khám sức khỏe định kỳ cho lao động trong doanh nghiệp theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật lao động khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Việc khám sức khỏe định kì cho người lao động đã được pháp luật quy định rất rõ, cụ thể và đã được người sử dụng lao động ngày càng quan tâm thực hiện mang tính chất chủ động hơn, người lao động đã phầ nào đảm bảo quyền lợi của mình. Đây là một quy định mang tính đột phá vừa đảm bảo cho sự phát triển của Doanh nghiệp khi sức khỏe người lao động được đảm bảo mà người lao động cũng được kiểm tra sức khỏe định kì để an tâm trong lao động sản xuât và vừa kịp thời chữa trị nếu sức khỏe bị ảnh hưởng. Quy định về khám sức khỏe định kì được quy được quy định như thế nào Luật Dương Gia xin đưa ra một số vấn đề liên quan như sau:
Thứ nhất: Quy định về khám sức khỏe định kỳ.
Về vấn đề khám sức khỏe định kỳ cho người lao động đã được quy đinh tại Điều 152 “Bộ luật lao động năm 2019” nhằm đảm bảo người sử dụng lao động chú trọng, quan tâm đến sức khỏe của người lao động, Khi người lao động tuyển dụng người lao động vào làm việc thì sẽ căn cứ vào tùng loại công việc, từng điều kiện làm việc mà quy định về tiêu chuẩn sức khỏe khác nhau nhằm đảm bảo sức khỏe đảm bảo công việc.
Doanh nghiệp 06 tháng một lần sẽ phải tiến hành tổ chức khám sức khỏe đinh kì cho người lao động đối với các trường hợp như sau, không loại trừ cả người mới kí kết hợp đồng đang học nghề và tập nghề quy định để nhằm đảm bảo sức khỏe cho việc học nghề cũng như tránh những căn bệnh có thể lây lan cho những người lao động khác còn đối với lao động nữ phải được khám về vấn đề chuyên khoa phụ sản để đảm bảo phát hiên nhanh kịp thời những căn bệnh liên quan đến phụ khoa là một trong những căn bệnh thường xuyên xảy ra đối với phụ nữ ảnh hưởng đế sức khỏe sinh sản nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản cho người phụ nữ vừa đáp ứng được công việc cũng như thiên chức làm mẹ của người phụ nữ.
Trường hợp mà người lao động làm trong khu vực công việc nặng nhọc hoặc độc hại nguy hiểm đến sức khỏe là một trong những môi trường nhạy cảm đến sức khỏe của người lao động, lao động chưa thành niên là lao động đang trong độ tuổi phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, lao động là người cao tuổi lại càng cần được chú trọng hơn vì nguy cơ ảnh đến sức khỏe cao cần phải kịp thời phát hiện, chữa trị, là đối tương nhạy cảm về sức khỏe, bệnh nghề nghiệp. Do đó pháp luật về lao động đã quy định ít nhất sáu tháng một lần phải tiến hành khám sức khỏe cho những đối tượng lao động trên để kịp thời phát hiện nguy cơ bệnh, đảm bảo sức khỏe cho họ tham gia lao động.
Còn đối với những lao động bình thường khác thì doanh nghiệp phải đảm bảo ít nhất mỗi năm phải được khám sức khỏe định kỳ 01 lần để phát hiện kịp thời mầm mống bệnh cũng như đánh giá được sức khỏe của người lao động có đáp ứng được công việc hiện đang đảm nhận để phân bổ công việc cho phù hợp, thêm nữa tránh được trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp.
Đối với người lao động mà có công việc làm trong khu vực mà khả năng mắc bệnh nghề nghiệp cao thì phải được khám sức khỏe định kỳ theo quy định riêng vì đay là đối tượng nhạy cảm cần phải quan tâm nhiều hơ về khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và chữa trị đối với nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Nếu người lao động trong quá trình làm việc do nhiều nguyên nhân có thể là chủ quan hay khách quan mà bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp thì phải được đưa đi Hội đồng giám định y khoa để giám định mức khả năng suy giảm khả năng lao động để có căn cứ theo dõi bệnh cũng như xác định mức trợ cấp cho họ, điều trị và dưỡng sức phục hồi sức khỏe và nhằm mục đích xác nhận mức trách nhiệm của người sử dụng lao động, mức hưởng bảo hiểm xã hội, xác định thời gian để điều trị được hưởng bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo loại bệnh nghề nghiệp hay mức độ tai nạn lao động ra sao thì người sử dụng lao động sẽ phải bố trí thời gian khám sức khỏe định kì phù hợp theo quy định của pháp luật cho người lao động.
Ngoài ra khi người lao động đã bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà mức độ suy giảm khả năng lao động vẫn đảm bảo được công việc hiện tại thì người sử dụng lao động vẫn cho họ tiếp tục công việc hiện tại họ đang làm theo hợp đồng lao động còn nếu không tiếp tục được công việc hiện tại nữa thì người sử dụng lao đông phải tạo công việc khác phù hợp vẫn đảm bảo được sức khỏe của họ vùa đáp ứng được thu nhập cho họ chứ không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động trừ trường hợp người lao động mong muốn chấm dứt
Bên cạnh đó khi mắc bệnh nghề nghiệp mà bệnh không hề tiến triển hay tiến triển nặng lên thì người sử dụng lao động phải tiếp tục điều trị, theo dõi kể cả khi người lao động đã nghỉ hữu.
Người sử dụng lao động phải lưu giữ hồ sơ khám sức khỏe của người lao động kể từ thời điểm kí kết hợp đồng lao động, tiến hành, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động cho đến khị người lao động nghỉ việc tại công ty, trừ trường hợp người lao động mặc bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động không có khả năng phục hồi phải lưu giữ và quản lý kể cả khi người lao động đã nghỉ hưu.
Đặc biệt đối với trường hợp người lao động làm trong môi trường có những yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng cao thì ngoài vấn đề phòng hộ lao động để tránh những tác động thì người sử dụng lao động khi hết giờ làm việc phải thực hiện các biện pháp khử độc, khử trùng để đảm bảo không bị gây nhiễm, lây lan cho những người lao động khác.
Thư hai: Hồ sơ khám sức khỏe.
– Đối với khám sức khỏe lần đầu phải có
– Trường hợp khám định kì thì phải có sổ khám định kì, Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc là danh sách người lao đã có khi kí kết hợp đồng với trung tâm khám sức khỏe để tổ chức khám sức khỏe định kỳ.
Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động là người sử dụng lao động có trách nhiệm lập, quản lý hồ sơ cho đến khi người lao động nghỉ việc trừ trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp hay tai nạn lao động mà bệnh không tiến triển hay bệnh nặng thêm thì phải quản lý theo dõi kể cả người lao động đã nghỉ hưu.
Khi có kết quả thì người sử dụng lao động hay có thể ủy quyền cho trung tâm kiểm tra sức khỏe (bệnh viện, trung tâm khám sức khỏe..) tiến hành thông báo cho người lao động biết về tình trạng sức khỏe của mình, báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau mỗi lần khám đinh kì sẽ phải nghi đầy đủ tình trạng sức khỏe của người lao động vào sổ khám của mỗi người lao động.
Do đó theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm không chỉ khám sức khỏe định kì đầy đủ cho người lao động mà còn phải quản lý, theo dõi sức khỏe của người lao động để phát hiện, ngăn chặn kịp thời hiện tượng tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp, kể cả khi người lao động đã nghỉ hưu hay nghỉ việc đối với trường hợp tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp, như vậy không phải người lao động nghỉ việc thì người lao động hết nghĩa vụ. Ngoài ra nếu người sử dụng lao động mà không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định của pháp luật còn có thể bị xử lý vi phạm hành chính từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Mục lục bài viết
- 1 1. Nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
- 2 2. Ngành nghề nặng nhọc khám sức khỏe mấy lần một năm?
- 3 2. Công ty công khai kết quả khám sức khỏe của nhân viên công ty đúng hay sai?
- 4 3. Mới đi làm có được khám sức khỏe định kỳ không?
- 5 4. Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
1. Nghĩa vụ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Điều 152 “Bộ luật lao động 2019” quy định về nghĩa vụ chăm sóc sức khỏe cho người lao động của người sử dụng lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.”
Như vậy, theo quy định trên, đối với những người làm công việc bình thường thì mỗi năm được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đối với những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mỗi năm phải được khám sức khoẻ định kỳ 02 lần, nghĩa là 6 tháng phải được khám sức khỏe định kỳ 01 lần. Đây là quyền mà người lao động được hưởng. Đồng thời, đây cũng là nghĩa vụ của người lao động. Khi người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, người lao động có nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để người sử dụng lao động lập hồ sơ sức khỏe.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì hành vi không tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động sẽ bị phạt, cụ thể như sau:
Luật sư
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
…
b) Không điều trị hoặc khám sức khỏe định kỳ hoặc lập hồ sơ sức khỏe riêng biệt cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp;
…
e) Không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo quy định;
g) Không tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định;
….”
2. Ngành nghề nặng nhọc khám sức khỏe mấy lần một năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho em hỏi: Công ty em chuyên sản xuất bê tông nhựa nóng và cống bê tông ly tâm. Như vậy có thuộc loại ngành nặng nhọc không? Bắt buộc khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm hay chỉ 1 lần/năm là được? Rất mong nhận được sự giải đáp của luật sư.Chân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trong quan hệ lao động này chủ sử dụng lao động và người lao động đều có quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau. Trong đó chủ sử dụng lao động có trách nhiệm khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo đúng quy định của “Bộ luật lao động 2019”.
Theo quy định tại Thông tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH quy định về danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” sản xuất bê tông nhựa nóng và cống bê tông ly tâm thuộc danh mục công viêc nặng nhọc độc hại.
Việc khám sức khỏe được áp dụng định kỳ như sau:
“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. .
3. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
4. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật.
5. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
6. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
7. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.”
Như vậy, bạn phải lưu ý việc khám sức khỏe định kỳ sẽ đảm bảo là ít nhất 6 tháng một lần.
2. Công ty công khai kết quả khám sức khỏe của nhân viên công ty đúng hay sai?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào luật sư, Công ty tôi có tổ chức khám sk định kỳ thường niên cho nhân viên, tuy nhiên bộ phận tổng hợp lại công bố thông tin kết quả khám sức khỏe cho toàn cty biết (gửi mail public). Vậy xin hỏi là có vi phạm tính riêng tư cá nhân không? Và luật có điều chỉnh không? Xin cám ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 38 “Bộ luật dân sự 2015” quy định :
“Điều 38. Quyền bí mật đời tư
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Tuy nhiên việc xác định thế nào là quyền bí mật đời tư, phạm vi của bí mật đời tư như thế nào thì hiện nay pháp luật vẫn chưa hề có quy định cụ thể rõ rãng.Liên quan đến vấn đề của bạn về việc công ty tiến hành công bố kết quả khám sức khỏe định kỳ của nhân viên trong công ty tại Điều 8 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định về quyền được tôn trọng bí mật riêng tư như sau:
“Điều 8: Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư.
1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.
2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”
Như vậy việc công ty tiến hành công bố công khai trên email pulic tình trạng sức khỏe của từng nhân viên trong công ty là không đúng với quy định của pháp luật và được coi là hành vi xâm phạm quyền bí mật đời tư.
3. Mới đi làm có được khám sức khỏe định kỳ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: em mới ký hợp đồng lao động ngắn hạn với 1 chi cục trực thuộc bộ tài chính; em bắt đầu đi làm từ ngày 1/9/2016. Ngày 5/10/2016 cơ quan em tổ chức khám bệnh định kỳ cho toàn thể công nhân viên trong đơn vị. Nhưng em lại không được cơ quan cho đi khám. Em có hỏi lãnh đạo đơn vị tại sao em lại không được chế độ khám bệnh định kỳ như mọi người thì kế toán trưởng đơn vị trả lời rằng em mới đi làm hơn một tháng nên không được hưởng chế độ khám bệnh định kỳ. Xin luật sư cho em hỏi kế toán trưởng trả lời như vậy có đúng theo
Luật sư tư vấn:
Điều 152 “
– Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
– Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
– Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật
– Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động.
– Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng.
Theo quy định trên, hàng năm người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề. Bạn đã ký hợp đồng lao động ngắn hạn với cơ quan thì bạn thuộc đối tượng được khám sức khỏe định kỳ khi cơ quan tổ chức khám sức khỏe, kế toán trưởng trả lời bạn mới vào làm việc nên không được đưa đi khám sức khỏe là không đúng quy định pháp luật.
4. Quy định về việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Tóm tắt câu hỏi:
Dear anh/chị. Công ty em hiện đang sản xuất bột mì (từ lúa mì). Hiện tại công ty em đang thực hiện khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho nhân viên trực tiếp sản xuất. Theo yêu cầu một số khách hàng công ty em phải khám sức khỏe định kỳ hàng năm, ngoài khám theo yêu cầu Phụ lục 3, Thông tư 14/2013/TT-BYT thì khách hàng yêu cầu công ty em phải khám thẻ xanh đối với tất cả nhân viên trực tiếp sản xuất và người chủ cơ sở (giám đốc nhà máy). Vậy có thể giải đáp giúp em yêu cầu như vậy có đúng không? Nếu đúng thì có thể giúp em yêu cầu ấy quy định theo văn bản nào được không? Rất cảm ơn sự trợ giúp anh/chị.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 152 “
“Điều 152. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
1. Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại công việc để tuyển dụng và sắp xếp lao động.
2. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
…”
Nội dung khám sức khỏe định kỳ cho người lao động được quy định tại Điều 6 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
– Đối với KSK cho người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Đối với KSK cho người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Đối với trường hợp KSK định kỳ: khám theo nội dung ghi trong Sổ KSK định kỳ quy định tại Phụ lục 3ban hành kèm theo Thông tư 14/2013/TT-BYT.
– Đối với trường hợp KSK theo bộ tiêu chuẩn sức khỏe chuyên ngành: khám theo nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại mẫu giấy KSK của chuyên ngành đó.
– Đối với những trường hợp khám sức khỏe theo yêu cầu: khám theo nội dung mà đối tượng KSK yêu cầu.
Luật sư tư vấn khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:1900.6568
Như vậy, theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động theo nội dung trên.
Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn đang sản xuất bột mì, khách hàng của công ty yêu cầu công ty phải khám thẻ xanh đối với tất cả nhân viên trực tiếp sản xuất và người chủ cơ sở. Khám sức khỏe thẻ xanh được hiểu là quy định của Bộ y tế đối với những người làm việc trong lĩnh vực chế biến bao gói sẵn và kinh doanh thực phẩm ăn ngay theo quy định tại Quyết định 21/2007/QĐ-BYT. Như vậy, đối với trường hợp người lao động làm việc ở bộ phận chế biến thực phẩm bao gói sẵn hoặc kinh doanh thực phẩm ăn ngay phải được khám sức khỏe thẻ xanh. Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 21/2007/QĐ-BYT thì một số bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình chế biến thực phẩm bao gói sẵn, kinh doanh thực phẩm ăn ngay bao gồm:
– Lao tiến triển chưa được điều trị;
– Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn;
– Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bàng quang, hậu môn), ỉa chảy;
– Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E);
– Viêm đường hô hấp cấp tính;
– Các tổn thương ngoài da nhiễm trùng;
– Người lành mang trùng.
Như vậy, nếu nhân viên trực tiếp sản xuất và người chủ cơ sở của công ty bạn làm việc ở bộ phận chế biến thực phẩm bao gói sẵn hoặc thực phẩm ăn ngay sẽ phải khám sức khỏe thẻ xanh theo quy định tại Quyết định 21/2007/QĐ-BYT.