Đấu thầu được coi là hoạt động kinh tế có tính cạnh tranh, hoạt động này góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế- xã hội. Trong đó, hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa là vấn đề được các nhà đầu tư. nhà thầu và nhiều người quan tâm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Khái quát chung về gói thầu mua sắm hàng hóa:
- 2 2. Quy định về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
- 2.1 2.1. Khái niệm về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
- 2.2 2.2. Các loại hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
- 2.3 2.3. Yêu cầu về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa hợp lệ:
- 2.4 2.4. Hồ sơ hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
- 2.5 2.5. Điều kiện ký kết hợp đồng:
- 3 3. Quy định về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa qua trang mạng đấu thầu quốc gia:
1. Khái quát chung về gói thầu mua sắm hàng hóa:
– Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
– Hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.
– Như vậy, có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế, bao gồm việc mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung.
– Ví dụ minh họa về gói thầu mua sắm hàng hóa: Công ty A đang thực hiện đấu thầu gói thầu có nội dung công việc bao gồm cung cấp các thiết bị, lập bản vẽ thiết kế lắp đặt các thiết bị này, tổ chức lắp đặt, đấu nối, chạy thử hoạt động và bàn giao. Giá gói thầu là 17 tỷ đồng.
2. Quy định về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
2.1. Khái niệm về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
– Hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa là hợp đồng đã thực hiện toàn bộ, trong đó công việc xây lắp, mua sắm hàng hóa được cung cấp có các tính chất tương tự với gói thầu đang xét, bao gồm tương tự về bản chất, độ phức tạp và quy mô công việc.
– Điều kiện trúng thầu trong gói mua sắm hàng hóa:
+ Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ.
+ Có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu.
+ Có đề xuất về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu.
+ Có sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu.
+ Có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá thấp nhất ; có giá đánh giá thấp nhất đối với phương pháp giá đánh giá; có điểm tổng hợp cao nhất đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá.
+ Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
2.2. Các loại hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
– Hợp đồng chọn gói là hợp đồng có giá cố định trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng (Đối với hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa có quy mô nhỏ thường lựa chọn loại hợp đồng này).
– Hợp đồng theo đơn giá cố định là hợp đồng có đơn giá không thay đổi trong suốt thời gian thực hiện đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
– Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh là hợp đồng có đơn giá có thể được điều chỉnh căn cứ vào các thỏa thuận trong hợp đồng đối với toàn bộ nội dung công việc trong hợp đồng.
* Lưu ý: Khi có sự thay đổi các nội dung thuộc phạm vi của hợp đồng, các bên phải ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng.
2.3. Yêu cầu về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa hợp lệ:
– Tương tự về chủng loại, tính chất: Có cùng chủng loại, tương tự về đặc tính kỹ thuật và tính năng sử dụng với hàng hóa của gói thầu đang xét;
+ Ví dụ: gói thầu có nhiều mặt hàng như là máy cày, máy xới đất, máy chăm sóc cây trồng, v. v.. phục vụ cho làm nông nghiệp, trường hợp này chúng ta nên hiểu rộng ra tính chất của các loại hàng hóa này là sử dụng làm nông nghiệp thường ngày, do đó các hợp đồng mà nhà thầu đã thực hiện liên quan đến cung cấp các thiết bị phục vụ nông nghiệp thì nên được xác định là hợp đồng tương tự về chủng loại, tính chất.
– Tương tự về quy mô: Có giá trị hợp đồng bằng hoặc lớn hơn 70% giá trị của gói thầu đang xét.
* Lưu ý:
– Trường hợp trong hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu đã thực hiện từ hai hợp đồng tương tự trở lên thì nhà thầu phải đáp ứng tối thiểu một hợp đồng với quy mô, tính chất tương tự gói thầu đang xét.
– Trường hợp nhà thầu xuất trình được hợp đồng tương tự trong gói mua sắm hàng hóa với gói thầu đang xét về quy mô, chủng loại, tính chất theo yêu cầu của E-HSMT mà nhà thầu đã thực hiện với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh) hoặc nhà thầu phụ thì được coi là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự mà không bắt buộc hợp đồng trước được ký kết thông qua đấu thầu rộng rãi.
– Cách xác định hàng hóa tương tự về tính chất, mẫu HSMT (cũng là cách đánh giá năng lực, kinh nghiệm gói thầu mua sắm hàng hóa) dùng
+ Đối với gói thầu mua trang thiết bị y tế, mã HS được xác định theo Thông tư số 09/2022/TT-BYT.
+ Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT quy định quy mô của hợp đồng tương tự và sử dụng mã HS theo quy định của cơ quan hải quan.
– Về số lượng hợp đồng tương tự: Thông thường từ 01 – 03 hợp đồng.
2.4. Hồ sơ hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa:
– Văn bản hợp đồng.
–
– Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
– Biên bản hoàn thiện hợp đồng (nếu có yêu cầu).
–
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và các tài liệu làm rõ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn (nếu có).
– Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu sửa đổi, bổ sung hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Các tài liệu có liên quan (Tùy vào tính chất hợp đồng cụ thể).
2.5. Điều kiện ký kết hợp đồng:
– Hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực (Tại thời điểm ký kết).
– Nhà thầu được lựa chọn phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu về năng lực kỹ thuật, tài chính để thực hiện gói thầu (Nhà đầu tư có thể xác minh thông tin về năng lực của nhà thầu trước khi ký kết).
– Các bên phải bảo đảm các điều kiện về vốn tạm ứng, vốn thanh toán, mặt bằng thực hiện và các điều kiện cần thiết khác để triển khai thực hiện gói thầu theo đúng tiến độ.
* Lưu ý:
– Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng.
3. Quy định về hợp đồng tương tự trong gói thầu mua sắm hàng hóa qua trang mạng đấu thầu quốc gia:
– Thời gian liên quan đến hợp đồng tương tự trong gói dự thầu mua sắm hàng hóa đăng tải lên qua trang mạng đấu thầu quốc gia :
+
+ Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Danh sách ngắn; Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu; Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu: Không muộn hơn 07 ngày làm việc, kể từ ngày văn bản được ban hành.
– Mẫu hồ sơ về hợp đồng tương tự trong gói dự thầu mua sắm hàng hóa:
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Mẫu số 2A sử dụng để lập E-HSMT.
+ Áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Mẫu số 2B sử dụng để lập E-HSMT.
+ Mẫu số 2C sử dụng để lập E-HSMST.
– Mẫu thương thảo hợp đồng: Phụ lục
* Lưu ý:
– E-HSMST là hồ sơ mời sơ tuyển qua mạng.
– E-HSMT là hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu rộng rãi qua mạng, đấu thầu hạn chế qua mạng, hồ sơ yêu cầu đối với chào hàng cạnh tranh qua mạng theo quy trình thông thường, yêu cầu báo giá đối với chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng.
– Các mẫu trên áp dụng cả đối với mua sắm tập trung.
– Các mẫu hồ sơ trên được đính kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
-Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (sau đây gọi là Hệ thống) là hệ thống công nghệ thông tin do Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng và quản lý có địa chỉ tại https://muasamcong.mpi.gov.vn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 17/VBHN – VPQH 2020 Luật Đấu thầu 2020.
– Nghị định số 25/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
– Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.