Khái quát về trường, lớp dành cho người khuyết tật? Quy định hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật?
Việc xây dựng và thực hiện chính sách cho người khuyết tật và trẻ em khuyết tật ở các nước trên thế giới là vô cùng quan trọng, giúp người khuyết tật và trẻ em khuyết tật giảm bớt khó khăn trong cuộc sống, tự vươn lên, vượt qua những mặc cảm, tự ti và phát triển với khả năng của mình để hòa nhập với cộng đồng và xã hội. Tại Việt Nam, sau chiến tranh chống Mỹ hàng triệu người bị thương và tàn tật, những người còn sống tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường mà cuộc chiến đã gây ra, nhiều trẻ em dị tật bẩm sinh do di chứng của chất độc da cam/ đi ô xin, nhiều trẻ vẫn tiếp tục bị khuyết tật do bom mìn chưa nổ còn sót lại sau chiến tranh.
Trước thực tiễn đó, pháp luật đã thực hiện nhiều chính sách quan trọng nhằm giúp đỡ người khuyết tật nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng, đặc biệt là quyền được học tập của trẻ em. Điều này đã thúc đẩy sự ra đời các trường chuyên biệt, các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập chịu sự điều chỉnh của pháp luật và được nhà nước khuyến khích. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp, phân tích, bình luận các quy định về hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về trường, lớp dành cho người khuyết tật?
Tại Điều 1,Công ước về quyền của người khuyết tật đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 03/2007, người khuyết tật bao gồm “Những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác”.
Với kỹ thuật lập pháp riêng biệt, trên tinh thần của Công ước, Luật Người khuyết tật Việt Nam năm 2010 đưa ra khái niệm về người khuyết tật như sau: “Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.” (Khoản 1, Điều 2).
Người khuyết tật do đặc điểm về thể chất có tình đặc biệt, nên việc tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục thông thường có thể sẽ dẫn đến những khó khăn, điều này buộc phải có sự ra đời của các trường chuyên biệt, nhằm đảm bảo quyền được học tập của công dân dù đó là ai. Trên tinh thần này, Khoản 1, Điều 63
Như vậy, trường lớp dành cho người khuyết tật có thể được tổ chức dưới hai mô hình là công lập hoặc dân lập, các trường công lập được thành lập là sự quan tâm, chính sách của nhà nước, nhưng đối với các trường dân lập chỉ mang tính khuyến khích và tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong xã hội. Hoạt động thành lập trường, lớp dành cho người khuyết tật của tổ chức, cá nhân phải chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh tình trạng lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Mục đích của việc thành lập trường, lớp: giúp người khuyết tật được phục hồi chức năng, tức là giúp người khuyết tật khôi phục một khả năng hoạt động của một số bộ phận ở một chừng mực nhất định; học văn hóa ở đây được hiểu là học theo các chương trình giáo dục phổ thông theo quy định phù hợp với từng cấp họ; học nghề là cho người khuyết tật được học một công việc cụ thể mà dựa vào đó, người khuyết tật có khả năng lao động và kiếm thu nhập; hòa nhập cộng đồng, tức là giúp người khuyết tật tự tin và bình đẳng tham gia vào các quan hệ xã hội.
Bên cạnh việc thành lập và khuyến khích thành lập “Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho trường, lớp dành cho người khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với trường, lớp dành cho người khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập.” Nếu lật ngược vấn đề thì có thể thấy, quy định này đang tạo cơ sở để khuyến khích cho tổ chức, cá nhân thành lập.
Giáo viên tại các trường, lớp dành cho người khuyết tật thường là người có chuyên môn nhất định hoặc có khả năng hiểu được ngôn ngữ ký hiệu của người khuyết tật, đồng thời phải đáp ứng một số phẩm chất như nhân hậu, yêu thương mọi người, bản lĩnh,….Các cơ sở vật chất, thiết bị được ưu tiên bố trí phải phù hợp với từng dạng khuyết tật cụ thể, để phục vụ triệt để cho hoạt động dạy và học của người khuyết tật.
Có thể kể đến một số trường công lập dành cho người khuyết tật tại Hà Nội như: Trường THCS Nguyễn Đình Chiểu ( Dạy văn hóa cho học sinh khiếm thị từ lớp 1 đến lớp 9; Hỗ trợ cho học sinh cấp 3 và sinh viên đại học bị khiếm thị; Dạy nghề xoa bóp, bấm huyệt, nhạc…); Trường Tiểu học Bạch Mai (Dạy văn hóa cho Trẻ thiểu năng trí tuệ ( Trẻ Chậm khôn ),…
Các tổ chức, cá nhân trong xã hội thường thành lập trường, lớp dành cho trẻ khuyết tật dưới dạng trung tâm, ví dụ: Trung tâm trẻ khuyết tật Sao Mai, Trung tâm Hy vọng, ngoài ra cũng có trường, như Trường THCS dân lập dạy trẻ câm điếc Nhân Chính Hà Nội.
2. Quy định hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật?
Quy định về hoạt động của trường, lớp dành cho người khuyết tật không thực sự rõ ràng hay chi tiết, thông qua việc tìm hiểu quy định của pháp luật, tác giả nhận thấy rằng các quy định nằm khá rời rạc, thiếu sự thống nhất và việc ban hành một quy định chung đối với hoạt động trường, lớp dành cho người khuyết tật là hoàn toàn cần thiết, mặc dù ở một chừng mực nào đó vẫn có những điều đó là chưa đủ.
Theo quy định của
Thứ nhất, hỗ trợ người khuyết tật.
Các nội dung hỗ trợ được quy định tại Điều 28, trong đó chủ yếu là việc phát triển và rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng đặc thù; phục hồi chức năng; hướng nghiệp, giới thiệu và hỗ trợ việc làm; liên hệ với các dịch vụ phù hợp; tổ chức cho người khuyết tật tham gia các hoạt động xã hội. Các điều kiện hỗ trợ này xuất phát từ các nguyên nhân:
– Một là, từ đặc điểm hạn chế trong thể chất mà chính người khuyết tật khó lòng vượt qua được nếu không được hỗ trợ. Giúp người khuyết tật phát triển toàn diện hơn và tự tin hòa nhập cộng đồng.
– Hai là, sự hỗ trợ còn là cách thức pháp luật bảo vệ và gắn trách nhiệm của trung tâm đối với sự phát triển và đóng góp của năng lực của người khuyết tật đối với sự phát triển của xã hội.
Thứ hai, cung cấp nội dung chương trình, phương pháp, thiết bị, tài liệu dạy học đặc thù phù hợp.
Nội dung này được phản ánh tại Điều 29, theo đó:
“1. Xây dựng nội dung chương trình, bồi dưỡng phương pháp và chuyển giao công nghệ giáo dục khuyết tật cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và những người có liên quan; tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với khả năng và nhu cầu của người khuyết tật.“
Điều kiện này mang tính chất nền tảng, quyết định đến tính hiệu quả trong hoạt động giáo dục, mục tiêu của hoạt động giáo dục có thực sự đạt được hay không phục thuộc rất lớn vào sự tương thích giữa nội dung chương trình giáo dục và khả năng, nhu cầu của người khuyết tật. Việc này đòi hỏi việc chuyển giao phải thực sự triệt để và hiệu quả nhằm đảm bảo đúng mục tiêu đã đề ra.
“2. Cung cấp sách giáo khoa chuyển đổi bằng chữ nổi Braille, thiết bị, tài liệu đối với người khiếm thị; sách giáo khoa chuyển đổi bằng ngôn ngữ ký hiệu, thiết bị, tài liệu đối với người khiếm thính; tài liệu, thiết bị hỗ trợ người khuyết tật trí tuệ, người khuyết tật ngôn ngữ và người khuyết tật dạng khác.“
Người khuyết tật khiếm thị và khiếm thích chiếm phần lớn số lượng người khuyết tật, việc chuyển đổi sách giáo khoa với các đối tượng này là xu hướng và các quốc gia trên thế giới cũng áp dụng, bởi tính hiệu quả của nó. Việc cung cấp sách giáo khoa, tài liệu, thiết bị hỗ trợ có thể được coi là trách nhiệm của trung tâm, nhằm đảm bảo các học sinh đều được tiếp cận và nắm bắt được các thông tin cơ bản trong sự phát triển của chính họ, đồng thời cũng là tài liệu để người dạy có thể căn cứ và thực hiện theo một lộ trình, nhằm tối ưu hóa hoạt động dạy và họ.