Theo quy định của pháp luật hiện nay, khu chế xuất được xem là một hình thức của khu công nghiệp đặc biệt, chỉ dành cho hoạt động sản xuất và chế biến đối với những sản phẩm phục vụ cho quá trình xuất khẩu ra nước ngoài, khu chế xuất được hưởng nhiều ưu đãi về thuế. Dưới đây là quy định của pháp luật và hoàn thuế giá trị gia tăng khi bán hàng và khu chế xuất.
Mục lục bài viết
1. Quy định hoàn thuế GTGT khi bán hàng vào khu chế xuất:
Trước hết, hoạt động bán hàng và khu chế xuất được xem là hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Theo đó, các cơ sở kinh doanh bán hàng và khu chế xuất có phát sinh số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ với số lượng từ 300.000.000 đồng trở lên trong tháng/hoặc trong quý thì sẽ được thực hiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
– Các cơ sở kinh doanh trong tháng đối với các trường hợp kê khai theo tháng, cơ sở kinh doanh trong quý đối với trường hợp kê khai theo quý có các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, trong đó bao gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu và khu vực Phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu sau đó thực hiện hoạt động xuất khẩu ra lãnh thổ của nước ngoài, có số thuế giá trị gia tăng đầu vào tuy nhiên chưa được thực hiện hoạt động khấu trừ với số lượng từ 300.000.000 đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng/hoặc theo quý. Trong trường hợp trong tháng/trong quý, số thuế giá trị gia tăng đầu vào của các cơ sở kinh doanh chưa được khấu trừ chưa đủ 300.000.000 đồng thì sẽ được khấu trừ vào tháng/hoặc vào quý tiếp theo;
– Cơ sở kinh doanh trong tháng/hoặc trong quý vừa có các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, vừa có các loại hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ nội địa thì các cơ sở kinh doanh sẽ cần phải thực hiện thủ tục hạch toán riêng đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu đó. Trong trường hợp các cơ sở kinh doanh không thực hiện thủ tục hạch toán riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ giữa doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng số doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ khai thuế giá trị gia tăng được tính bắt đầu kể từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền kề đến trước kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại;
– Số thuế giá trị gia tăng đầu vào của các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (trong đó bao gồm cả số thuế giá trị gia tăng đầu vào có thể thực hiện thủ tục hành toán riêng được và số thuế giá trị gia tăng đầu vào được phân bổ dựa trên tỷ lệ) nếu sau khi bù trừ với số thuế giá trị gia tăng phải nộp của các loại hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa trong nước còn lại với số lượng từ 300.000.000 đồng trở lên, thì các cơ sở kinh doanh sẽ được thực hiện thủ tục hoàn thuế cho các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đó. Số thuế giá trị gia tăng được hoàn của các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu không được phép vượt quá doanh thu của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhân với 10%.
Theo điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, cơ sở kinh doanh trong tháng đối với các trường hợp kê khai theo tháng hoặc cơ sở kinh doanh trong quý đối với các trường hợp kê khai theo quý có các loại hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa thực hiện thủ tục khấu trừ với số lượng từ 300.000.000 đồng trở lên trong tháng/hoặc trong quý thì sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng/hoặc theo quý căn cứ theo quy định tại Điều 18 của Thông tư
2. Điều kiện hoàn thuế GTGT khi bán hàng vào khu chế xuất:
Để có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng khi bán hàng hóa và khu chế xuất, cần phải đáp ứng được các điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định cụ thể về việc hoàn thuế giá trị gia tăng. Theo đó, hàng hóa và dịch vụ để được khấu trừ thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, cụ thể bao gồm:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng gia công hàng hóa đối với các trường hợp ra công hàng hóa, hợp đồng cung ứng dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài. Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu là hợp đồng ủy thác xuất khẩu và các biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu trong trường hợp hợp đồng ủy thác xuất khẩu đã kết thúc, hoặc biên bản đối chiếu công nợ định kỳ ký kết giữa các bên ủy thác xuất khẩu và bên nhận ủy thác xuất khẩu, trong đó có ghi rõ nội dung: Số lượng, chủng loại sản phẩm, giá trị các mặt hàng ủy thác đã xuất khẩu, số
– Tờ khai hải quan đối với các loại hàng hóa xuất khẩu đã thực hiện xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài chính, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế suất khẩu và thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
– Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu phải thanh toán thông qua ngân hàng và các tổ chức tín dụng;
– Hóa đơn thương mại.
Theo đó thì có thể nói, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu để có thể được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào thì cần phải có đầy đủ các điều kiện và thực hiện đúng theo thủ tục quy định tại Điều 16 của Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính).
3. Bán hàng vào khu chế xuất có chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật thuế giá trị gia tăng năm 2019 có quy định về đối tượng không chịu thuế. Trong đó bao gồm: Hàng hóa chuyển khẩu, hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hàng tạm nhập khẩu tại xuất khẩu, hàng tạm xuất khẩu tại nhập khẩu, các nguyên vật liệu nhập khẩu để phục vụ cho hoạt động sản xuất và gia công hàng hóa xuất khẩu theo các hợp đồng sản xuất, hợp đồng gia công xuất khẩu ký kết với các bên nước ngoài, tạo hóa và dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu vực phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Đối chiếu với quy định tại Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính), có đưa ra định nghĩa cụ thể về khu phi thuế quan, theo đó khu phi thuế quan bao gồm: Khu chế xuất, các doanh nghiệp chế xuất, các kho bảo thuế, các khu bảo thuế, các kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, các khu thương mại công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và hưởng mức độ yêu đãi về thuế giống như khu phi thuế quan theo quyết định của Chính phủ.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính), có quy định cụ thể về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%. Cụ thể như sau:
– Thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% được áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng và lắp đặt các công trình ở nước ngoài hoặc xây dựng lắp đặt các công trình ở trong khu vực Phi thuế quan, vận tải hàng hóa quốc tế, hàng hóa và dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng trong quá trình xuất khẩu;
– Hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu được xác định là hàng hóa và dịch vụ được mua bán và cung ứng cho các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam, mua bán và cung ứng cho các tổ chức và cá nhân trong các khu vực phi thuế quan, hàng hóa và các dịch vụ cung ứng cho các khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, khu chế xuất được xem là một phần của khu vực phi thuế quan, vì vậy cho nên hoạt động mua bán hàng hóa vào khu chế suất sẽ thuộc diện không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Hay nói cách khác, bán hàng và khu chế xuất sẽ được áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng 0%.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
THAM KHẢO THÊM: