Giấc ngủ chưa đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em, ngủ trưa tuyên ngắn tuy nhiên cũng đem lại cho trẻ em nhiều lợi ích đáng kể về cả mặt thể chất và tinh thần. Vậy trên thực tế hiện nay giờ ngủ trưa của trẻ em ở trường mầm non được quy định cụ thể như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định giờ ngủ trưa của trẻ ở trường mầm non thế nào?
Tục ngữ Việt Nam từ trước đến nay có câu:
“Ăn theo buổi, ngủ theo giờ
Ấy là sức khỏe không ngờ cho thân”.
Như vậy, từ trước đến nay sức khỏe luôn luôn được đề cao. Câu ca dao tục ngữ chứng tỏ việc ăn ngủ đúng giờ là một trong những điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là đối với những trẻ em trong lứa tuổi mầm non thì giấc ngủ lại quan trọng hơn cả, giấc ngủ giúp cho trẻ em mầm non có thể phát triển nhanh chóng và tốt nhất. Bởi sau mỗi giấc ngủ, tinh thần của trẻ em sẽ được tỉnh táo hơn, sảng khoái hơn, linh hoạt hơn, chức năng hoạt động của các cơ quan thần kinh cũng sẽ được phục hồi. Một giấc ngủ tốt vừa là điều kiện căn bản cho sức khỏe và cũng là dấu hiệu tốt cho sức khỏe của trẻ em. Thời gian dành cho giấc ngủ trưa tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ, tuy nhiên giấc ngủ trưa lại có thể đem đến những ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với cơ thể của trẻ em. Giấc ngủ trưa có tác dụng làm giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng, lo âu do hoạt động, giúp cho trẻ em khôi phục lại tinh thần và sức lực của mình.
Trẻ em mầm non là giai đoạn từ 03 tuổi cho đến 05 tuổi. Đây được xem là giai đoạn đang phát triển về cả mặt thể chất và tinh thần. Vì vậy, giấc ngủ của trẻ em mầm non được đánh giá là vô cùng quan trọng đối với sự phát triển về mặt thể chất cũng như phát triển về trí não. Theo nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, giấc ngủ trưa có liên quan trực tiếp đến sự tỉnh táo và sự chú ý, tập trung của trẻ em, hiệu suất nhận thức và ảnh hưởng tới tâm trạng, khả năng tiếp thu kiến thức, khả năng học tập và trí nhớ, khả năng phục hồi … Vì vậy, tại trường mầm non hiện nay sẽ đặt ra quy chế về giờ ngủ trưa cho trẻ em.
Như vậy có thể nói, giờ ngủ trưa của trẻ em mầm non có liên quan mật thiết tới sự phát triển thể chất và sự phát triển não bộ của trẻ em. Đồng thời bên cạnh đó, để tránh việc mất ngủ vào ban đêm, giờ ngủ trưa của trẻ em mầm non cũng được lựa chọn trong khung giờ vô cùng kỹ lưỡng, giúp cho trẻ em tăng khả năng tập trung, thông minh hơn và có đầy đủ điều kiện sức khỏe hơn để học tập. Pháp luật hiện nay chưa có văn bản quy phạm nào đưa ra quy định về khung giờ ngủ trưa cho trẻ em ở trường mầm non, vấn đề ngủ trưa của trẻ em ở trường mầm non sẽ được quy định nội bộ đối với từng môi trường mầm non cụ thể.
Như vậy, tùy thuộc vào môi trường giáo dục cũng như tùy thuộc vào từng giáo án, giờ sinh hoạt và giờ ngủ trưa của trẻ em đôi chút sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên nhìn chung, đối với trẻ em trong giai đoạn mầm non là một nửa tuổi đang cần sự phát triển lành mạnh, giấc ngủ trưa của trẻ em có thể kéo dài từ 01 tiếng cho tới 03 tiếng. Lý tưởng nhất là có thể cho trẻ em ngủ từ 10.00 đến 13.00 mỗi ngày để không ảnh hưởng giấc ngủ của trẻ vào ban đêm.
2. Tầm quan trọng của giờ ngủ trưa đối với trẻ mầm non:
Theo như phân tích nêu trên, giờ ngủ trưa của trẻ em đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ trưa đúng cách và đủ giấc có vai trò tương đương với việc bổ sung các chất dinh dưỡng hợp lý để phục vụ cho nhu cầu phát triển cơ thể của trẻ em, đặc biệt là trẻ em mầm non. Đối với những năm đầu đời, khi trẻ em mới bước vào môi trường giáo dục mầm non, hệ thần kinh trung ương và não bộ của trẻ sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào chu trình của giấc ngủ. Vì vậy, các bậc phụ huynh, các bậc cha mẹ, đặc biệt là nhà trường và giáo viên cần phải rèn luyện thói ngủ trưa một cách khoa học cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em mầm non. Có thể kể tới một số lợi ích quan trọng của giấc ngủ trưa đối với trẻ em như sau:
Thứ nhất, ngủ trưa giúp cho trẻ em mầm non cải thiện trí nhớ. Theo rất nhiều nghiên cứu của chuyên gia đã chỉ ra rằng, một giấc ngủ trưa có vai trò đặc biệt quan trọng giúp cho trẻ em tăng sự tập trung, giúp cho trẻ em tăng cường tuần hoàn máu lên não. Với nhiều tác dụng như giúp cho trẻ em tăng cường trí nhớ, một giấc ngủ trưa đúng cách sẽ giúp cho trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn so với những đứa trẻ khác.
Thứ hai, giấc ngủ trưa giúp cho trẻ em trao đổi chất trong cơ thể một cách tốt nhất. Duy trì được giấc ngủ trưa phù hợp và hiệu quả, ngủ trưa đúng giờ sẽ giúp cho trẻ em mầm non đảm bảo đầy đủ sức khỏe và giúp cho tinh thần được minh mẫn, một giấc ngủ trưa hiệu quả không những góp phần vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể mà còn tạo ra điều kiện tốt nhất để trẻ em trong giai đoạn mầm non có thể tăng trưởng về chiều cao, tăng trưởng về cân nặng và đảm bảo sức khỏe một cách tối ưu. Khi giờ ngủ trưa của trẻ em không được đảm bảo, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình trao đổi chất trong cơ thể, quá trình giải phóng năng lượng thông thường sẽ diễn ra một cách chậm trễ, cơ thể của trẻ em sẽ khó để có thể đốt cháy nhiều calo và dẫn tới trường hợp trẻ em thiếu khả năng hấp thụ chất dưỡng, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thứ ba, giúp cho trẻ em mầm non phát huy tối đa trí tưởng tượng. Một giấc ngủ trưa với không gian thoáng mát và sạch sẽ sẽ giúp cho trẻ em nâng cao sức khỏe, phát huy chức năng của não bộ, tăng cường khả năng tuần hoàn máu. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ trong giai đoạn mầm non cần phải được phát huy tối đa khả năng về sáng tạo và cần phải có một trí tưởng tượng phong phú, nếu có giấc ngủ trưa tốt và đầy đủ thì trí tưởng tượng của trẻ em sẽ trở nên phong phú và tốt hơn.
3. Cách giúp trẻ mầm non có một giấc ngủ trưa dễ dàng?
Khi chúng ta đã biết được về vai trò của giấc ngủ trưa, thì cần phải tìm hiểu về cách thức để giúp cho trẻ em mầm non có một giấc ngủ trưa dễ dàng và hiệu quả. Có thể chú ý một số vấn đề như sau:
– Cần phải giữ cho trẻ em có một trạng thái vui vẻ và thoải mái trước khi đi ngủ. Tâm trạng thoải mái là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để có thể khiến cho trẻ em chìm vào giấc ngủ một cách tốt nhất. Các bậc cha mẹ, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo hãy tạo ra cho con em một cảm giác thoải mái, không nên gượng ép con em đi ngủ, đồng thời cần phải tạo cho trẻ em thói quen đi ngủ trưa đúng giờ và đúng thời điểm vào các ngày trong tuần;
– Cần phải ngủ trưa đúng lúc, khi cảm thấy trẻ em có dấu hiệu buồn ngủ thì cần phải nhanh chóng cho trẻ em ngủ trưa tại một không gian thoáng mát, mát mẻ, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài để có thể khiến cho trẻ em đi vào giấc ngủ một cách tốt nhất;
– Giữ cho giấc ngủ trưa ngắn ở thời gian cho phép. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, giấc ngủ trưa ảnh hưởng tới quá trình ngủ ban đêm của trẻ, vì vậy để cho trẻ em ngủ trưa càng lâu và ngủ càng muộn thì rất khó để trẻ em có thể ngủ vào ban đêm. Vì vậy, cần phải rút ngắn thời gian nghỉ trưa của trẻ em để trẻ em có thể ngủ tối một cách tốt hơn.
Trên đây là những thông tin về chế độ ngủ trưa của trẻ em mầm non gửi tới bạn đọc.
Luật Dương Gia hi vọng rằng, bài viết này có thể mang lại nhiều giá trị hữu ích và trở thành tài liệu tham khảo cho các độc giả trong quá trình lên kế hoạch phục vụ cho quá trình ngủ trưa của trẻ em trong giai đoạn mầm non.
THAM KHẢO THÊM: