Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe hay còn được gọi là thẻ tập huấn lái xe, là một trong những giấy tờ cấp cho người lái xe khi họ đã tham gia và hoàn thành tốt khóa học, có đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông và kỹ thuật, vận hành trong quá trình lái xe.
Mục lục bài viết
1. Quy định về giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 47 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể về
–
– Giấy vận tải hay còn được gọi là giấy vận chuyển do các đơn vị vận tải đóng dấu, giấy vận tải sẽ do các đơn vị đó cấp cho người lái xe mang theo trong quá trình người lái xe vận chuyển hàng hóa lưu thông trên đường, trường hợp được xác định là hộ kinh doanh thì chủ hộ cần phải ký và ghi đầy đủ họ tên vào giấy vận tải đó trong quá trình lưu thông;
– Sau khi thực hiện hoạt động xếp hàng hóa lên phương tiện, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hàng hóa, chủ hàng hóa hoặc những người được chủ hàng hóa ủy quyền, hoặc đại diện của các đơn vị hoặc cá nhân thực hiện hoạt động xếp hàng lên xe sẽ cần phải tiến hành thủ tục ký xác nhận đầy đủ về việc xếp hàng theo đúng quy định của giấy vận tải.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô có thể tự mình phát hành giấy vận tải, tuy nhiên cần phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật. Trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, cũng cần phải chú ý đến giấy chứng nhận nghiệp vụ lái xe kinh doanh vận tải. Đây là một trong những loại giấy tờ được cấp khi người lái xe hoàn thành và vượt qua các kỳ thi tương ứng, đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải là một trong những giấy tờ cần phải mang theo trong quá trình vận tải hàng hóa bằng xe ô tô trên đường bộ. Lái xe vận tải hàng hóa bằng ô tô đều phải thực hiện hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải, sau đó sẽ được cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải. Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể về đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể như sau:
– Thực hiện đầy đủ quy định về hoạt động kinh doanh, điều kiện kinh doanh theo pháp luật giao thông đường bộ và các quy định tại Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Trong quá trình hoạt động kinh doanh sẽ cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đầy đủ mã số thuế với cơ quan thuế tại địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh, cần phải tuân thủ đầy đủ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật về thuế, thành viên hợp tác xã khi tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cũng sẽ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật như các chủ thể khác;
– Đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thực hiện các hoạt động sau:
+ Ký
+ Đảm bảo đầy đủ quyền lợi của khách hàng theo quy định của pháp luật trong quá trình phục vụ;
+ Tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ vận tải cho lái xe, cần phải bảo đảm quy định về an toàn giao thông cho lái xe, tập huấn kiến thức cho người lái xe và chính viên phục vụ trên xe, cấp thẻ nhận dạng lái xe cho người lái xe của các đơn vị theo quy định của pháp luật;
+ Trong trường hợp có từ hai đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải trở nên hợp tác với nhau để cùng tiến hành hoạt động kinh doanh vận tải sẽ cần phải có hợp đồng hợp tác được ký kết giữa các bên, trong nội dung hợp đồng hợp tác đó cần phải trả hiện những nội dung cơ bản như: đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm và nghĩa vụ trực tiếp tiến hành điều khiển phương tiện phải lái xe để vận chuyển hành khách và hàng hóa, quyết định giá cước vận chuyển trong quá trình lưu thông, và các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, lái xe kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô đều phải tiến hành nghĩa vụ tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải, cần phải nắm bắt đầy đủ kiến thức về an toàn giao thông trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải, và thực hiện cấp thẻ nhận dạng lái xe cho lái xe của đơn vị theo quy định của pháp luật.
2. Điều kiện của các đơn vị kinh doanh tổ chức tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải:
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, có quy định cụ thể về vấn đề tổ chức tập huấn nghiệp vụ vận tải và an toàn giao thông cho người lái xe cùng với nhân viên phục vụ trên xe. Theo đó, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ phải có nghĩa vụ tổ chức quá trình tập huấn nghiệp vụ vận tải, tuyên truyền kiến thức về an toàn giao thông cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe, đồng thời đáp ứng đầy đủ các yêu cầu và điều kiện cơ bản như sau:
– Đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật;
– Trong quá trình tổ chức hoạt động tập huấn đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải cần thiết phải phối hợp với các đơn vị vận tải khác, hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, hiệp hội vận tải ô tô địa phương, các cơ sở đào tạo người lái xe ô tô, các trường đào tạo công lập hoặc tư thục, bồi dưỡng cán bộ và công chức của bộ và các cơ quan ngang bộ, các trường đào tạo từ giai đoạn trung cấp trở lên để tổ chức hoạt động tập huấn cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe;
– Trước khi tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải, các đơn vị tổ chức hoạt động tập huấn cần phải thông báo đến cơ quan có thẩm quyền đó là Sở giao thông vận tải tại địa phương để đưa ra cụ thể kế hoạch tập huấn, địa điểm và danh sách đối với các cán bộ tập huấn, kèm theo danh sách học viên tham dự quá trình tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải để có thể kiểm tra và giám sát trong quá trình tập huấn;
– Cấp giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải đối với những người tập huấn đã hoàn thành đầy đủ khoa học theo mẫu do pháp luật quy định, hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Đồng thời, cần phải lưu giữ hồ sơ đối với chương trình tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải và kết quả quá trình tập huấn tối thiểu trong khoảng thời gian 03 năm.
Theo đó thì có thể nói, các đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải sẽ cần phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải, và cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
3. Mức phạt khi không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải:
Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 4 Điều 28 của
Hành vi sử dụng lái xe, nhân viên phục vụ trên phương tiện tham gia vào quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô tuy nhiên không được trải qua giai đoạn tập huấn, không được trải qua quá trình hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ vận tải hành khách và an toàn giao thông theo quy định của pháp luật (quy định này sẽ được áp dụng đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định lái xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện đó bắt buộc cần phải được tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ).
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp tài xế xe khách của doanh nghiệp không có giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải thì doanh nghiệp đó hoàn toàn có thể sẽ bị xử phạt từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Đồng thời người sử dụng lao động cũng cần phải ngay lập tức tổ chức hoạt động tập huấn nghiệp vụ lái xe vận tải cho người lái xe và nhân viên phục vụ trên phương tiện đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 12/2020/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Thông tư 17/2022/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 12/2020/TT-BGTVT ngày 29/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
– Nghị định 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
– Nghị định 47/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP ngày 17/01/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.