Quy định giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng được quy định cụ thể tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Nội dung giám định xây dựng bao gồm những gì?
- 2 2. Quy định giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
- 3 3. Chi phí thực hiện tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
- 4 4. Biện pháp giải quyết sự cố công trình xây dựng:
- 5 5. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng:
1. Nội dung giám định xây dựng bao gồm những gì?
Theo quy định, giám định xây dựng được hiểu là hoạt động thực hiện kiểm định xây dựng và đánh giá sự tuân thủ các quy định về xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
Giám định xây dựng có nội dung cơ bản sau:
– Giám định nguyên nhân hư hỏng, sự cố công trình xây dựng theo quy định.
– Giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng, bộ phận công trình, công trình xây dựng.
– Các nội dung giám định khác.
2. Quy định giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
2.1. Các cấp sự cố công trình xây dựng:
Căn cứ Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định có 03 cấp sự cố công trình xem xét trên cơ sở mức độ hư hại công trình hoặc thiệt hại về người, cụ thể:
– Sự cố cấp I:
+ Hậu quả làm chết người, số lượng từ 06 người trở lên.
+ Hậu quả làm sập đổ công trình.
+ Hậu quả làm sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp I trở lên.
– Sự cố cấp II:
+ Hậu quả làm chết người, số lượng từ 1 đến 5 người.
+ Hậu quả làm sập đổ công trình.
+ Hậu quả làm sập đổ một phần công trình hoặc hư hỏng có nguy cơ gây sập đổ toàn bộ công trình cấp II, cấp III.
– Sự cố cấp III: những sự cố còn lại ngoài các sự cố công trình cấp I và cấp II.
2.2. Giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
Bước 1: Thành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành lập Tổ điều tra sự cố để giám định nguyên nhân sự cố bao gồm:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân các sự cố trên địa bàn.
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
– Bộ quản lý xây dựng công trình chuyên ngành: chịu trách nhiệm chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng trong trường hợp được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thành phần của Tổ điều tra sự cố gồm:
– Đại diện các đơn vị của cơ quan chủ trì giải quyết sự cố.
– Các cơ quan có liên quan và các chuyên gia về những chuyên ngành kỹ thuật liên quan đến sự cố.
Cơ quan chủ trì tổ chức giám định nguyên nhân sự cố chỉ định tổ chức kiểm định thực hiện giám định chất lượng công trình phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố và đưa ra giải pháp khắc phục nếu như cần thiết.
Bước 2: Tiến hành thực hiện giám định nguyên nhân sự cố:
Nội dung giám định nguyên nhân sự cố bao gồm:
– Đánh giá mức độ an toàn của công trình sau sự cố.
– Nhằm xác định nguyên nhân sự cố phải thực hiện thu thập các hồ sơ, tài liệu, số liệu kỹ thuật có liên quan và thực hiện các công việc chuyên môn.
– Phân định trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân có liên quan.
– Thực hiện lập hồ sơ giám định nguyên nhân sự cố, cụ thể gồm:
+ Báo cáo giám định nguyên nhân sự cố.
+ Các tài liệu liên quan trong quá trình thực hiện giám định nguyên nhân sự cố.
3. Chi phí thực hiện tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng:
– Chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng sẽ do chủ đầu tư có trách nhiệm chi trả nếu thuộc trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Trải qua việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm, sau khi có kết quả thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sẽ do tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng.
– Chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng sẽ do chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm chi trả nếu thuộc trường hợp sự cố công trình xây dựng xảy ra trong quá trình khai thác, sử dụng công trình.
Trải qua việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng và phân định trách nhiệm, sau khi có kết quả thì trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sẽ do tổ chức, cá nhân gây ra sự cố công trình xây dựng.
Nếu như nguyên nhân sự cố xảy ra do yếu tố bất khả kháng thì khi đó trách nhiệm chi trả chi phí tổ chức giám định nguyên nhân sự cố sẽ thuộc về chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chi trả.
4. Biện pháp giải quyết sự cố công trình xây dựng:
– Trước hết, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế cũng như cố gắng ngăn ngừa những nguy hiểm có thế xảy ra tiếp theo khi sự cố xảy ra.
– Tiếp theo, tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo sự cố công trình xây dựng.
– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: thực hiện chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
+ Xem xét và ra quyết định có hay không việc dừng, tạm dừng thi công hoặc khai thác sử dụng đối với hạng mục công trình, một phần hoặc toàn bộ công trình tùy theo tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố.
+ Xem xét và ra quyết định có hay không việc phá dỡ, thu dọn hiện trường sự cố. Quá trình thực hiện phải đảm bảo an toàn cho người, công trình cũng như tài sản của các công trình gần kề.
+ Thực hiện chụp ảnh, quay phim, thu thập chứng cứ, ghi chép các tư liệu cần thiết tại hiện trường sự cố để làm tư liệu cho mục đích giám đích giám định nguyên nhân sự cố công trình.
+ Sau khi có kết quả giám định, thực hiện thông báo kết quả giám định nguyên nhân sự cố cho chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan.
+ Tiến hành xử lý trách nhiệm của các bên theo quy định.
– Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng trong quá trình thi công xây dựng hoặc chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình trong quá trình khai thác, sử dụng:
Phải khắc phục lại sự cố đúng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi khắc phục xong vẫn phải tiếp tục thi công và đưa công trình vào sử dụng.
– Trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức gây ra sự cố xây dựng: dựa trên các yếu tố về tính chất, mức độ và phạm vi ảnh hưởng của sự cố mà thực hiện bồi thường thiệt hại và các chi phí cho việc khắc phục sự cố.
5. Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng:
Chủ đầu tư/Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng công trình………. Công trình ………… | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc |
Địa điểm, ngày… tháng…… năm…. |
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
1. Tên công trình xảy ra sự cố: …………
2. Hạng mục công trình xảy ra sự cố:…………
3. Địa điểm xây dựng công trình: ………
4. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố được lập với các nội dung sau:
a) Thời điểm xảy ra sự cố: ……giờ….. ngày…… tháng ….. năm…….
b) Mô tả sơ bộ về sự cố, tình trạng công trình khi xảy ra sự cố………
c) Sơ bộ về tình hình thiệt hại về người, về vật chất………
d) Sơ bộ về nguyên nhân sự cố (nếu có)…………
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN a) Chủ đầu tư lập báo cáo sự cố xảy ra tại công trình đang thi công xây dựng; b) Chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng lập báo cáo xảy ra tại công trình đang sử dụng, vận hành, khai thác. |
Các thành phần tham gia lập biên bản khác gồm:
– Nhà thầu thi công xây dựng: (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu).
– Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình: (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu).
– Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình: (người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu).
– Các thành phần khác, nếu có.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 06/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Thông tư số 10/2021/TT-BXD hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 và