Hộ kinh doanh là một tổ chức do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đã đủ độ tuổi theo quy định và có đầy đủ khả năng chịu trách nhiệm cho hành vi cua mình hoặc một hộ gia đình làm chủ. Vậy quy định ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh:
Điều 5c Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT quy định về ghi ngành, nghề kinh doanh, Điều này quy định về ghi ngành, nghề kinh doanh như sau:
– Việc ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh thực hiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 89 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP.
– Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh thì người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh lựa chọn các ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi các ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh ở trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Việc ghi ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh sẽ được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ hướng dẫn, đối chiếu và ghi nhận các ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh vào hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.
Theo đó, ghi ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện như sau:
– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi các ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, khi thông báo về việc bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh hoặc là hộ kinh doanh lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn ở trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi các ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Cụ thể như sau:
+ Nội dung cụ thể của ngành kinh tế cấp bốn thực hiện theo đúng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (hiện nay, Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định ở tại các phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trong đó ngành cấp 4 gồm có 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành cấp 3 tương ứng).
+ Đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì các ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó
+ Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có ở trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam nhưng được quy định tại những văn bản quy phạm pháp luật khác thì ngành, nghề kinh doanh sẽ được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
+ Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có ở trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và chưa được quy định ở tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì khi đó Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu như không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, đồng thời là phải thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
+ Trường hợp hộ kinh doanh có nhu cầu ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì hộ kinh doanh lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó sẽ ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của hộ kinh doanh phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn. Trong trường hợp này thì ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh là ngành, nghề kinh doanh chi tiết doanh nghiệp đã ghi.
+ Việc ghi ngành, nghề kinh doanh đối với những ngành, nghề kinh doanh không có ở trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì ghi ngành, nghề kinh doanh chi tiết hơn ngành kinh tế cấp bốn thì hộ kinh doanh lựa chọn một ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, sau đó sẽ ghi chi tiết ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh dưới ngành cấp bốn nhưng phải đảm bảo ngành, nghề kinh doanh chi tiết của hộ kinh doanh phù hợp với ngành cấp bốn đã chọn, trong đó, ngành, nghề kinh doanh chi tiết được ghi theo các ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành.
2. Quy định về ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh:
Căn cứ Điều 89 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì ngành, nghề kinh doanh của hộ kinh doanh được quy định như sau:
– Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi các ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi mà có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng được về các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra trong việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo đúng quy định của pháp luật chuyên ngành.
– Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được các văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ được các điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời là phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Những ngành, nghề hộ kinh doanh không được phép đăng ký:
Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi mà có đủ điều kiện pháp luật quy định. Hộ kinh doanh không được phép thực hiện đăng ký hoạt đông các ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh, bao gồm có:
– Đăng ký kinh doanh những chất ma túy:
+ Các chất và muối, đồng phân, ester, ether và muối của các đồng phân, ester, ether có thể tồn tại của các chất mà đã được quy định ở tại mục A phụ lục I theo Luật Đầu tư, ví dụ như:
++ Chất Acetorphine;
++ Chất Acetyl-alpha- methylfenanyl;
++ Chất Alphacetylmethadol;
++ Chất Alpha-methylfentanyl…
+ Các chất và muối, đồng phân có thể tồn tại của các chất đã được quy định tại mục B phụ lục I theo Luật Đầu tư, ví dụ như:
++ Chất Brolamphetamine (DOB);
++ Chất Cathinone;
++ Chất DET;
++ Chất Delta-9- tetrahydrocanabinol…
+ Các chất và muối có thể tồn tại của các chất MPPP được quy định tại mục C phụ lục I theo Luật Đầu tư.
+ Chất cần sa và những chế phẩm từ cần sa.
+ Chất Lá Khat.
+ Chất thuốc phiện và các chế phẩm từ thuốc phiện.
– Đăng ký kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật được quy định ở tại phụ lục 2 Luật Đầu tư.
– Đăng ký kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên đã được quy định ở tại phụ lục 3 Luật Đầu tư.
– Đăng ký kinh doanh mại dâm;
– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận của cơ thể người, bào thai người;
– Hoạt động kinh doanh có liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
– Đăng ký kinh doanh pháo nổ;
– Đăng ký kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 02/2023/TT-BKHĐT sửa đổi hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp tại Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.