Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng được thực hiện trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động. Vậy pháp luật có quy định như thế nào với đối tượng, hồ sơ giám sát an toàn vi mô?
Mục lục bài viết
1. Quy định đối tượng, hồ sơ giám sát an toàn vi mô hiện nay:
1.1. Đối tượng giám sát an toàn vi mô hiện nay:
Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát vi mô. Hiện nay, đối tượng giám sát an toàn vi mô đã được quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Thông tư 08/2022/TT-NHNN như sau:
- Đối tượng giám sát an toàn vi mô bao gồm:
+ Theo quy định thì các tổ chức tín dụng, trừ ngân hàng chính sách phải nghiêm túc thực hiện theo các quy định của pháp luật về hoạt động này;
+ Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng thuộc nhóm đối tượng phải giám sát an toàn vi mô;
+ Chi nhánh của tổ chức tín dụng: Đối với phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân thì giám sát thông qua quỹ tín dụng nhân dân. Đối với phòng giao dịch của các tổ chức tín dụng khác thì giám sát chung thông qua chi nhánh quản lý phòng giao dịch đó;
+ Đối tượng khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định;
- Hiện nay, giám sát an toàn vĩ mô là hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong đó bao gồm nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có tầm quan trọng hệ thống và nhóm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân theo loại hình hoạt động, loại hình sở hữu.
1.2. Những tài liệu trong hồ sơ giám sát an toàn vi mô:
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Thông tư 08/2022/TT-NHNN thì cần tuân thủ bộ hồ sơ dưới đây để hoàn tất việc giám sát an toàn vi mô:
- Đối tượng chuẩn bị hồ sơ giám sát an toàn vi mô sẽ bao gồm các báo cáo giám sát an toàn vi mô (định kỳ và đột xuất), tất cả các loại tài liệu tiếp xúc đối tượng giám sát ngân hàng và hồ sơ về các biện pháp xử lý trong giám sát an toàn vi mô;
- Trong một số trường hợp thì hồ sơ giám sát an toàn vi mô cần bổ sung thêm Quyết định áp dụng can thiệp sớm, phương án khắc phục ( có thể kể đến trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng can thiệp sớm);
- Còn trong trường hợp đối tượng giám sát ngân hàng bị áp dụng giám sát tăng cường, hồ sơ giám sát an toàn vi mô thì phải gửi kèm thêm Quyết định áp dụng giám sát tăng cường và các thông tin, tài liệu, dữ liệu, biện pháp xử lý về giám sát tăng cường.
2. Quy định về nội dung giám sát an toàn vi mô:
Liên quan đến nội dung giám sát an toàn vi mô đối với chi nhánh của tổ chức tín dụng thì cần tuân thủ các quy định như sau:
- Đối với trường hợp thực hiện việc giám sát tuân thủ thì gồm:
+ Giám sát tuân thủ quy định của pháp luật về: Chế độ báo cáo thống kê của chi nhánh theo quy định về chế độ báo cáo thống kê; Bên cạnh đó là các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng áp dụng đối với chi nhánh;
+ Các hoạt động giám sát an toàn vi mô thì sẽ bị giám sát chặt chẽ, và việc thực hiện giám sát sẽ làm theo chỉ đạo, yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với đối tượng giám sát an toàn vi mô (nếu có).
- Giám sát rủi ro tập trung vào các nội dung tối thiểu sau đây:
+ Phải chú ý đến các thông tin về khoản mục tài sản, nợ phải trả, thu nhập, chi phí và chênh lệch thu chi;
+ Kiểm soát được các thông tin về tình hình cấp tín dụng và chất lượng tín dụng của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Đối với những trường hợp cần thiết, thì đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện rà soát, đánh giá khoản cấp tín dụng, các khoản phải thu khác có giá trị lớn của đối tượng giám sát an toàn vi mô. Theo quy định thì Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quyết định cụ thể mức giá trị lớn của các giao dịch này;
+ Thực hiện việc lập, cập nhật danh sách thông tin nhân sự, trong đó tối thiểu bao gồm giám đốc chi nhánh của tổ chức tín dụng;
+ Đồng thời, là tập trung về các thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đối tượng giám sát.
- Việc giám sát an toàn vi mô thì có thể được thực hiện thông qua chi nhánh quản lý các phòng giao dịch, cụ thể: Đối với các phòng giao dịch có quy mô lớn trên địa bàn sẽ do Giám đốc Ngân hàng nhà nước chi nhánh quyết định hoặc các phòng giao dịch có phát sinh thông tin có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của phòng giao dịch đó, đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thực hiện giám sát theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này.
3. Nguyên tắc lập, gửi báo cáo giám sát an toàn vĩ mô định kỳ:
Hoạt động giám sát an toàn vi mô có thể được báo cáo bởi nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải kể đến việc lập báo cáo giám sát an toàn vi mô đột xuất hoặc định kỳ. Trong nội dung bài viết này thì tác giả chỉ đề cập đến các nội dung về nguyên tắc lập, phê duyệt và gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ, hiện nay đang đực quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 08/2022/TT-NHNN:
- Hoàn tất các hoạt động báo cáo giám sát an toàn vi mô với 6 tháng đầu năm là trước ngày 31 tháng 8 trong năm. Đối với bản báo cáo giám sát an toàn vi mô hằng năm được hoàn thành trước ngày 15 tháng 4 năm tiếp theo;
- Quy định về mẫu sử dụng để làm báo cáo giám sát an toàn vi mô: Việc lập báp cáo sẽ được lập theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này cho đối tượng giám sát ngân hàng là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc có thể được sử dụng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này cho các đối tượng giám sát ngân hàng là các chi nhánh của cùng một tổ chức tín dụng trên địa bàn;
- Khi tiến hành hoạt động phê duyệt, gửi báo cáo giám sát an toàn vi mô định kỳ thì cần lưu ý để thực hiện các công việc như sau:
+ Bản báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm của đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thì phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
+ Còn trong trường hợp mà đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội hoặc chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, thì báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và phải được gửi đến Lãnh đạo Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh và Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo;
+ Đối với đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô thuộc cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, báo cáo giám sát an toàn vi mô 6 tháng, năm phải được phê duyệt bởi Lãnh đạo đơn vị thực hiện giám sát an toàn vi mô và được gửi đến Lãnh đạo Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để báo cáo;
+ Trường hợp báo cáo giám sát an toàn vi mô kiến nghị biện pháp xử lý đối với cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thì báo cáo giám sát an toàn vi mô phải được trình cấp có thẩm quyền đó để xem xét, quyết định.
Văn bản pháp luật sử dụng:
Thông tư 08/2022/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.
THAM KHẢO THÊM: