Quy định điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí? Thủ tục bảo hộ đối với thiết kế bố trí? Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí?
Hiện nay đối với thiết kế bố trí pháp luật quy định về điều kiện và thủ tục bảo hộ đối với thiết kế bố trí có thể nói thông qua đó mà quyền sở hưu công nghiệp được xác lập đối với thiết kế bố trí. Theo đó cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào trình tự thủ tục thực hiện để cấp văn bằng đối với thiết kế bố trí theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ. Vây điều kiện và thủ tục bảo hộ đối với thiết kế bố trí được thực hiện cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Quy định điều kiện bảo hộ đối với thiết kế bố trí
Khoản 15 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2019 quy định: “Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.”
Theo quy định tai Điều 68
“Thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có tính nguyên gốc.
2. Có tính mới thương mại.”
Căn cứ theo quy định như trên chúng ta có thể thấy pháp luật có quy định về tính nguyên gốc thiết kế bố trí theo quy định nếu có tính nguyên gốc cụ thể nếu đáp ứng được hai tiêu chí cụ thể như sau:
Thứ nhất thiết kế bố trí có tính nguyên gốc nếu đó là kết quả do hoạt động sáng tạo tạo ra sản phẩm hay tác phẩm của chính tác giả đó. Theo đó trong trường hợp này thì tác giả đã có sự đầu tư trí tuệ nhất định để tạo ra thiết kế bố trí mới trong công nghệ thiết kế mạch bán dẫn và một điều kiện hết sức quan trọng đó là thiết kế bố trí đó không phải là sự sao chép hoàn toàn của bất kì thiết kế nào đã có trước đó.
Thứ hai, điều kiện được xem là có tính nguyên gốc đó là tại thời điểm thiết kế bố trí đó được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong thời giới những người thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết tới nó. Theo đó này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác. Theo đó nên có thể thấy được những đặc trưng của mạch tích hợp bán dẫn hoàn toàn có tính kĩ thuật mà chỉ có những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực này mới có thế hiểu và nắm bắt được nên phạm vi bọc lộ chỉ cần giới hạn trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.
Bên cạnh tính nguyên gốc thì thiết kế bố trí sẽ được bảo hộ nếu có cả tính mới thương mại của thiết kế bố trí có thể hiểu đây là có tính mới thương mại nếu thiết kế bố trí đó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng kí theo quy định của pháp luật cụ thể tại điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể. Theo đó việc khai thác thương mại đối với những thiết kế bố trí được hiểu là các mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hay hàng hóa có chứa mạch tích hợp bán dẫn đó đã được sản xuất rộng rãi và phân phối công khai trên thị trường để thu lợi nhuận đối với những sản phẩm này..
2. Thủ tục bảo hộ đối với thiết kế bố trí
Hồ sơ đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí gồm:
1. 02 Tờ khai đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (mẫu 02-TKBT quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/ TT-BKHCN);
2. Bộ ảnh chụp hoặc bộ bản vẽ thiết kế bố trí;
3. Mẫu mạch tích hợp được sản xuất theo thiết kế;
4. Bản mô tả mạch tích hợp;
5. Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);
6. Tài liệu xác nhận quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
7. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Đối với trường hợp thiết kế bố trí thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân tổ chức thì cần lưu ý:
Vì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung, do đó, khi làm Tờ khai đăng ký bảo hộ thiết kế bố trí thì nên đánh dấu ” X” vào nội dung yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ đối với các chủ đơn khác để Cục sở hữu trí tuệ vừa cấp văn bằng bảo hộ cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn vừa cấp phó văn bằng bảo hộ cho những người thuộc sở hữu chung khác.
Trường hợp, khi làm hồ sơ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ không yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ cho những chủ sở hữu khác thì các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ thiết kế bố trí với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản. (Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ).
Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, người yêu cầu (là các chủ sở hữu chung khác) cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:
1. Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (mẫu 03-PBVB/GCN quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016 TT-BKHCN);
2.
3. Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Như vậy chúng ta có thể căn cứ như trên để tiên hành đăng kí bảo hộ với danh nghiệp thiết kế bố trí. Đây là một quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo đúng với thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định hoặc được công nhận đăng ký quốc tế theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Thê nên tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định Chính phủ quy định quyền đăng ký đối với thiết kế bố trí được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Lưu ý khi thực hiện thủ tục đó là đối với những trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra thiết kế bố trí thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý và người có quyền đăng ký nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký theo quy định của pháp luật hiện hành đề ra.
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí
Căn cứ theo quy định tại điều 69. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí 71 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí:
1. Nguyên lý, quy trình, hệ thống, phương pháp được thực hiện bởi mạch tích hợp bán dẫn;
2. Thông tin, phần mềm chứa trong mạch tích hợp bán dẫn.
Căn cứ dựa trên quy định đã nêu có thể thấy pháp luật quy định 02 trường hợp không được bảo hộ với danh nghĩa thiết kế bố trí vì những đối tượng trên không được đăng ký dưới dạng thiết kế bố trí bởi lẽ những nguyên lý, quy trình,.. hay hệ thống không đảm bảo tính mới thương mại bởi đã được nhiều người biết đến và sử dụng. Theo đó nên thiết kế bố trí bảo hộ dưới dạng cấu trúc nên những thông tin hay phần mềm trong mạch tích hợp cũng sẽ không được bảo hộ dưới dạng này. Như vậy những đối tượng trên sẽ không được bảo hộ dưới dạng thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn.