Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là ai? Điều kiện của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước? Sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước?
Hiện nay trên thực tế căn cứ vào nhu cầu sử dụng cộng tác viên kiểm toán Nhà nước mà cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định cộng tác Viên kiểm toán nhà nước. Theo đó cộng tác viên kiểm toán nhà nước phải có đầy đủ điều kiệ theo quy định. Vâỵ để hiểu rõ hơn về Quy định điều kiện và sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước. Tại bài viết dưới đây chúng tôi xin cung cấp nội dung chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Quyết định Số: 08/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế sử dụng cộng tác viên kiểm toán nhà nước
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước là ai?
Theo quy định của pháp luật đề ra thì cộng tác viên kiểm toán nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm và được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 Quy chế sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2017/QĐ-KTNN. Cụ thể như sau:
” Cộng tác viên Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là cộng tác viên) là cá nhân hoặc tổ chức trong nước và ngoài nước, hiện tại không thuộc biên chế hoặc
Căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy pháp luật đưa ra khái niệm về cộng tác viên kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước bao gồm cộng tác viên là cá nhân và cộng tác viên là tổ chức. Theo đó cộng tác viên là cá nhân bao gồm có các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong nước và ngoài nước, là những người được đào tạo chuyên sâu, có kinh nghiệm thực tiễn, có kĩ năng cao phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán.
Cộng tác viên là tổ chức gồm có các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo trong nước và ngoài nước có tư cách pháp nhân, năng lực kinh nghiệm, chuyên sâu phù hợp với yêu cầu của hoạt động kiểm toán.
2. Điều kiện của cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo điều 7. Tiêu chuẩn và điều kiện cộng tác viên Quyết định Số: 08/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế sử dụng cộng tác viên kiểm toán nhà nước quy định cụ thể:
Điều kiện đối với cộng tác viên là cá nhân:
– Cộng tác viên là cá nhân phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
– Cộng tác viên không thuộc biên chế và
– Cộng tác viên tham gia kiểm toán không thuộc các trường hợp theo Điều 28 của Luật Kiểm toán nhà nước và không tham gia làm việc, tư vấn cho đơn vị được kiểm toán hoặc các tình huống khác làm ảnh hưởng đến tính độc lập, khách quan trong thực hiện nhiệm vụ (do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp).
Như vậy căn cứ dựa trên quy dịnh của pháp luật về diều kiện của cộng tác viên kiểm toán nhà nước là cá nhân này chúng ta có thể thấy cộng tác viên phải có đủ điều kiện cụ thể là phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm và về học vấn cần đáp ứng về trình độ, kỹ năng chuyên môn với nghề nghiệp của mình. Ngoài ra còn các điều kiện như quản lý tối thiểu 5 năm liên tục trong lĩnh vực hoạt động kiểm toán theo quy dịnh, có bằng cấp liên quan tới chuyên môn.
Bên cạnh đó pháp luật quy định không được thuộc các trường hợp tại quy định điều 28. Các trường hợp không được bố trí làm thành viên Đoàn kiểm toán luật kiểm toán quy định và có các hành vi gây ảnh hưởng tới công việc kiểm toán theo quy định của pháp luật.
Điều kiện đối với cộng tác viên là tổ chức quy định cụ thể như sau:
– Cộng tác viên là tổ chức phải có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
– Tại thời điểm ký hợp đồng và trong 03 năm trước liền kề không có sai phạm, vi phạm pháp luật bị cơ quan nhà nước hoặc hội nghề nghiệp xử lý liên quan đến chất lượng dịch vụ cung cấp;
– Hiện tại không thực hiện và không thực hiện trong 02 năm trước liền kề với đơn vị được kiểm toán các công việc liên quan đến các dịch vụ mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu và các dịch vụ có liên quan trong thời kỳ được kiểm toán thuộc công việc mà Kiểm toán nhà nước yêu cầu;
– Không sở hữu vốn hoặc có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán.
Như trên có thể thấy nếu cộng tác viên là tổ chức thì sẽ có những điều kiện chung cần phải thực hiện đó là được lập theo qui định của pháp luật, có kinh nghiệm chuyên môn trong ngành nghề, có kinh nghiệm hoạt động và hành nghề tối thiểu 03 năm trong lĩnh vực này, ngoài ra còn điều kiện về không được sở hữu vốn hay thuộc các trường hợp có các lợi ích liên quan đến đơn vị được kiểm toán. Có thể thấy những điều kiện đề ra như trên chúng ta có thể thấy đó là những điều kiện tất yếu để tổ chức hành nghề kiểm toán có thể khách quan và minh bạch đối với ngành nghề và tính chất công việc của mình.
3. Sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
Căn cứ theo quy định tại điều 8. Lựa chọn cộng tác viên Quyết định Số: 08/2017/QĐ-KTNN ban hành quy chế sử dụng cộng tác viên kiểm toán nhà nước quy định cụ thể:
1. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng cộng tác viên hoặc căn cứ vào tình hình thực tế trong quá trình kiểm toán, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước xác định nhu cầu sử dụng cộng tác viên, lập kế hoạch, dự toán kinh phí và đề xuất nội dung công việc cần sử dụng cộng tác viên trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng Kiểm toán nhà nước).
2. Đối với nhu cầu sử dụng cộng tác viên của các đơn vị tham mưu, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành: Các đơn vị có nhu cầu sử dụng cộng tác viên lập danh sách công tác viên trình Tổng Kiểm toán nhà nước (qua Văn phòng kiểm toán nhà nước); Văn phòng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị có nhu cầu sử dụng cộng tác viên thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện đối với cộng tác viên theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này (Trường hợp cần thiết, Văn phòng đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện đối với cộng tác viên, thành phần Hội đồng do Tổng KTNN quyết định), tổ chức lựa chọn cộng tác viên theo quy định, trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Trên cơ sở phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước về kết quả lựa chọn cộng tác viên, Văn phòng Kiểm toán nhà nước hoàn tất thủ tục lựa chọn cộng tác viên và ký hợp đồng với cộng tác viên theo quy định của pháp luật.
3. Đối với nhu cầu sử dụng cộng tác viên của các Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp: Các đơn vị có nhu cầu sử dụng cộng tác viên chủ trì tổ chức thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này (Trường hợp cần thiết, Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp đề xuất Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện đối với cộng tác viên, thành phần Hội đồng do Tổng KTNN quyết định), tổ chức lựa chọn cộng tác viên theo quy định, trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Trên cơ sở phê duyệt của Tổng Kiểm toán nhà nước về kết quả lựa chọn cộng tác viên, Kiểm toán nhà nước khu vực, đơn vị sự nghiệp hoàn tất thủ tục lựa chọn cộng tác viên và ký hợp đồng với cộng tác viên theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định trên chúng ta thấy pháp luật đưa ra 03 nội dung chính về sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
Thứ nhất đó là về thẩm quyền quyết định sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước đó là thuộc thẩm quyền của thủ trưởng đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước quyết định. Theo đó việc quyết định này phải dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để sao cho phù hợp với nhân sự và với công việc được đặt ra
Thứ hai, Sau khi đã có kế hoạch sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước thì phải tiến hành lập danh sách những cộng tác viên Kiểm toán đó lên cơ quan có thẩm quyền để quyết định sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước. Thẩm quyền phê duyệt ở đây là Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét để phê duyệt quyết định sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước
Thứ ba, thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện của cộng tác viên, theo đó những cộng tác viên có trong danh sách phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định như chúng tôi đã nêu tại quy định ở mục 2 như trên thì mới có thể trở thành cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định điều kiện và sử dụng cộng tác viên Kiểm toán nhà nước” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.