Quy định điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Thành phần hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Chỉ dẫn địa lý là một trong những đối tượng của bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ Quy định điều kiện hộ chỉ dẫn địa lý? Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý? Thủ tục bảo hộ chỉ dẫn địa lý?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Căn cứ theo quy định tai điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Chỉ dẫn địa lý được hiểu là một trong những đối tượng của quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, là cơ sở để xác định sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Đó có thể là tên của địa phương, vùng, khu vực hoặc tên quốc gia nhằm xác định sản phẩm đến từ khu vực địa lý đặc biệt. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý còn bao gồm cả những dấu hiệu như biểu tượng để nơi hàng hóa được sản xuất ra. Chẳng hạn như một số chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam như nước mắm Phú Quốc, chè xanh Mộc Châu, cà phê Buôn Ma Thuột, bưởi Đoan Hùng,…
Thứ nhất đối với ” Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý” thì có thể hiểu như sau:
+ Sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý phải là sản phẩm được sản xuất, gia công, chế biến từ vùng địa lý đó. Theo đó nếu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải liên quan đến khu vực địa lý đặc biệt, nếu sản xuất ở nơi khác sẽ không đảm bảo được chất lượng, uy tín như vậy.
+ Quá trình tạo nên một sản phẩm có yếu tố tiên quyết, ảnh hưởng đến việc quyết định chất lượng của sản phẩm, bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, trong đó có những công đoạn có thể thực hiện ở nơi khác ngoài khu vực địa lý đó mà hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến chất lượng, đặc tính của sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có những công đoạn đặc biệt phải được tiến hành trực tiếp tại khu vực địa lý đã xác định; có những sản phẩm, nguyên liệu có thể khai thác từ những địa phương khác nhau, nhưng phương pháp chế biến mới là yếu tố quyết định nên sự khác biệt của sản phẩm. Do đó, nếu hiểu theo nghĩa trên thì toàn bộ quy trình sản xuất, chế biến cho đến khi tạo ra thành phẩm để đưa ra thị trường có cần phải được tiến hành tại khu vực địa lý đó hay không hay chỉ một số công đoạn nhất định?
Có thể thấy, quy định hiện nay của pháp luật về chỉ dẫn địa lý được bảo hộ chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hiểu điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý là chỉ cần có một hoặc một số công đoạn sản xuất có ý nghĩa quyết định đến chất lượng của sản phẩm được tiến hành tại địa phương đó mới đủ điều kiện tạo nên đặc tính của sản phẩm. Do đó, không nhất thiết toàn bộ quy trình sản xuất phải được tiến hành ở đó.
Thứ hai, đối với ” Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định” có thể hiểu như sau:
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu. Theo đó, chất lượng, đặc tính chủ yếu có thể hiểu là tổng thể các thuộc tính, bao gồm: các thông số kỹ thuật, các chỉ tiêu, các đặc trưng về cảm quan, bảo quản,… cùng với các chỉ dẫn quy trình sản xuất để xác định yếu tố riêng biệt của sản phẩm. Và những chỉ tiêu về chất lượng phải được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được.
+ Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng: Danh tiếng ở đây được xác định bằng mức độ tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm thông qua mức độ rộng rãi của người tiêu dùng biết đến và lựa chọn sản phẩm. Danh tiếng của sản phẩm có thể gắn liền với các yếu tố lịch sử hay các lễ hội truyền thống. Như vậy, có thể hiểu sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cần đáp ứng hai yếu tố: chất lượng và danh tiếng hoặc đặc tính và danh tiếng.
Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn về quy định pháp luật và các văn bản liên quan thì bạn cần sự hỗ trợ của các công ty luật uy tín, họ sẽ hỗ trợ bạn trong việc tư vấn về các luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo quy định.
2. Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 điều 93 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2019 quy định:
” 7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.”
Như vậy, căn cứ theo pháp luật quy định nêu trên thì giấy chứng nhận đăng ký mới có hiệu lực vô thời hạn. Bên cạnh đó trong trường hơp đối với chỉ dẫn địa lý, nếu đặc tính của sản phẩm bị thay đổi, văn bằng bảo hộ của chỉ dẫn địa lý đó đương nhiên bị chấm dứt hiệu lực.
3. Thành phần hồ sơ bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:
– Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;
– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;
– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:
– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);
– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).
4. Quy trình đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý:
Bước 1: Tiếp nhận đơn.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn.
Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không.
Nếu đơn còn có các thiếu sót sau đây, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp hồ sơ và trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo, người nộp hồ sơ phải sửa chữa thiếu sót đó:
– Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức quy định tại điểm 7.2 của
– Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn và lệ phí công bố đơn;
– Không có giấy uỷ quyền hoặc giấy uỷ quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 4: Công bố đơn.
Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nôi dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
– Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
– Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
Như vậy có thể thấy muốn bảo hộ chỉ dẫn địa lý phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hồ sơ và thực hiện theo thủ tục nhất định do pháp luật đề ra.