Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn được gọi là thuế VAT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Việc hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ trả lại cho đối tượng nộp thuế một khoản thuế mà người nộp thuế đã nộp thừa vào Ngân sách Nhà nước. Vậy quy định điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu tại chỗ có nội dung gì?
Mục lục bài viết
1. Hàng hóa có được xuất khẩu tại chỗ không?
Xuất khẩu tại chỗ là hoạt động ngày càng diễn ra phổ biến hơn bởi sự thuận tiện trong việc hỗ trợ hoạt động mua bán diễn ra nhanh chóng. Theo đó, xuất khẩu tại chỗ sẽ được áp dụng đối với trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho một thương nhân nước ngoài, nhưng hàng hóa sẽ được giao hàng tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu được kể đến có thể là doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ khoản 1 Điều 86 Thông tư
+ Đối với những sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công thì nằm trong trường hợp này;
+ Cùng với đó, những hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam cũng thuộc trường hợp xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.
– Khi xuất nhập khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp phải chịu những khoản thuế như:
+ Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ vẫn thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Cá nhân chịu khoản thuế này sẽ áp dụng tương tự điều kiện và phương thức tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông thường. Do đó, điều kiện để hưởng thuế suất ưu đãi vẫn được áp dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ nếu đáp ứng được theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và văn bản pháp luật liên quan.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp cung cấp hàng hóa theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ (trừ trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài) sẽ áp dụng tỉ lệ 1% thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên doanh thu tính thuế.
+ Bên cạnh đó cũng phải tuân thủ việc nộp thuế nhà thầu
Có thể nói, khoản thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện việc cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ và hoạt động này có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân này với doanh nghiệp Việt Nam.
Như vậy, hoạt động xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa diễn ra vô cùng sôi nổi, pháp luật Việt Nam vẫn ghi nhận việc xuất khẩu tại chỗ nhưng cần lưu ý không phải đối tượng nào cũng được xuất khẩu tại chỗ.
2. Quy định điều kiện hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu tại chỗ:
Hiện tại, theo quy định tại Khoản 2, Điều 17, Hiện hành, Văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn thuế GTGT mới nhất là Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC năm 2021, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải có yếu tố sau:
– Phải đảm bảo rằng có sở hữu hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được nhập cảnh, đó là tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã làm xong thủ tục hải quan;
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu thể hiện được thông tin là tên người mua phía nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam;
– Theo quy định thì khi hàng hóa bán cho thương nhân nước ngoài nhưng giao hàng tại Việt Nam bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 16 Thông tư này. Trường hợp người nhập khẩu tại chỗ được phía nước ngoài ủy quyền thanh toán cho người xuất khẩu tại chỗ thì đồng tiền thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
– Đồng thời, những loại hàng hóa xuất khẩu tại chỗ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.
Với các quy định nêu trên thì doanh nghiệp để có thể được khấu trừ, hoàn thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu thông thường thì cần có đầy đủ các điều kiện như sau:
– Bắt buộc phải lập hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam;
– Tờ khai hải quan được sử dụng nhập khẩu tại Việt Nam theo hình thức hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ và thủ tục này đã hoàn tất;
– Thông tin của người mua phía nước nước ngoài, tên doanh nghiệp nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam được thể hiện rõ khi tiến hành lập hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn xuất khẩu ghi rõ tên người mua phía nước ngoài;
Lưu ý: Từ ngày 1/6/2014, theo thông tư
– Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng hoá xuất khẩu tại chỗ phải phù hợp với quy định tại giấy phép đầu tư.
3. Pháp luật quy định thế nào về trách nhiệm của người xuất khẩu hàng hóa tại chỗ:
Tại khoản 5 Điều 86 Thông tư
– Theo đó, trách nhiệm của người xuất khẩu cũng được quy định trong nội dung này, cụ thể:
+ Người xuất khẩu sẽ phải tự mình tiến hành khai thông tin tờ khai hải quan xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp. Việc ghi các thông tin này sẽ được thể hiện vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai xuất khẩu phải khai như sau: #&XKTC hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
+ Người xuất khẩu sẽ phải thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;
+ Có trách nhiệm trong việc thông báo việc đã hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu để người nhập khẩu thực hiện thủ tục nhập khẩu và giao hàng hóa cho người nhập khẩu;
+ Đồng thời, để hỗ trợ cho việc xuất khẩu tại chỗ thì người xuất khẩu tiến hành tiếp nhận thông tin tờ khai nhập khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan từ người nhập khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
– Trách nhiệm của người nhập khẩu:
+ Thực hiện việc khai thông tin tờ khai hải quan nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ doanh nghiệp” như sau: #&NKTC#& số tờ khai hải quan xuất khẩu tại chỗ tương ứng hoặc tại ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;
+ Trực tiếp làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;
+ Hoàn thành trách nhiệm thông báo sau khi đã tuân thủ các hoạt động về nhập khẩu tại chỗ cho người xuất khẩu tại chỗ để thực hiện các thủ tục tiếp theo;
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất Thông tư hướng dẫn thuế GTGT mới nhất là Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BTC năm 2021.
– Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính: Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: