Đăng ký khai sinh được biết đến là thủ tục đầu tiên phải thực hiện khi trẻ em đã được sinh ra, điều này đảm bảo cho việc xác nhận nhân thân của trẻ, hỗ trợ cơ quan quản lý dân cư kiểm soát được dân số tại địa phương. Việc đặt tên con có thể tồn tại với trường hợp không có yếu tố nước ngoài và có yếu tố nước ngoài. Vậy, quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định đặt tên con có yếu tố nước ngoài như thế nào?
Quyền được có họ tên được xác định là một trong các quyền cơ bản của công dân, hiện đang được quy định nhiều văn bản pháp luật có liên quan, trong đó phải kể đến Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hộ Tịch,.. Việc đặt tên con không chỉ tồn tại trường hợp có yếu tố trong nước mà còn có thể đặt tên con có yếu tố nước ngoài. Những trường hợp này được xác định như sau:
– Đặt tên con có yếu tố nước ngoài sẽ áp dụng đối với trường hợp trẻ có cha mẹ là người nước ngoài nhưng sinh ra tại Việt Nam;
– Hoặc cá nhân là cha hoặc mẹ có quốc tịch Việt Nam và người kia là người nước ngoài hoặc không có quốc tịch;
– Bên cạnh đó, nếu cha mẹ là công dân Việt Nam nhưng đều định cư ở nước ngoài hoặc một trong hai người ở trong nước còn người kia ở nước ngoài cũng được xét nằm trong trường hợp có yếu tố nước ngoài;
Từ những nội dung đã phân tích trên thì khi tiến hành đặt tên con có yếu tố nước ngoài, cá nhân có thể sẽ gặp một trong trường hợp sau đây:
– Nếu con là công dân Việt Nam và thực hiện khai sinh tại Việt Nam hoặc con có hai quốc tịch trong đó có quốc tịch Việt Nam thì hoạt động này phải tuân thủ theo đúng các quy định mà pháp luật Việt Nam quy định;
– Con là người nước ngoài, thực hiện đăng ký khai sinh ở Việt Nam: thì sẽ không phải tuân theo các quy định được nêu tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Dân sự về việc đặt tên: Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Sở dĩ, vì quy định về đặt tên này chỉ áp dụng với công dân Việt Nam nên trẻ em được xác định là người nước ngoài thì việc đặt tên sẽ thực hiện theo thoả thuận của cha mẹ của trẻ.
Như vậy, việc đặt tên con có yếu tố nước ngoài sẽ được thực hiện theo quốc tịch của trẻ, nếu con mang quốc tịch Việt Nam thì phải đặt tên bằng tiếng Việt, nếu mang quốc tịch nước ngoài thì việc đặt tên tuân thủ quy định của nước đó hoặc theo thỏa thuận của cha mẹ.
Cũng cần lưu ý: Việc xác định yếu tố nước ngoài trong việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải thật sự chính xác bởi không phải cứ sinh con ở nước ngoài khi về Việt Nam sẽ được đặt tên có yếu tố nước ngoài cho con. Theo quy định
2. Thẩm quyền khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài:
Đăng ký khai sinh hay đăng ký họ tên cho trẻ khi được sinh ra là quyền công dân, cũng là nghĩa vụ của cá nhân có trách nhiệm trong hoạt động này. Căn cứ theo quy định tại Điều 35
– Thứ nhất, Nếu trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:
+ Đầu tiên cần kể đến trường hợp: Trẻ em có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
+ Hoặc có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
+ Đối với những đối tượng là cha và mẹ của trẻ được xác định là công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài;
+ Ngoài ra, còn phải kể đến việc có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;
– Thứ hai, khi trẻ em được sinh ra ở nước ngoài chưa được đăng ký khai sinh về cư trú tại Việt Nam:
+ Có thể nhắc đến trường hợp: cha và mẹ là công dân Việt Nam;
+ Nếu xác định được cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam.
3. Các bước tiến hành đăng ký khai sinh cho con có yếu tố nước ngoài:
– Giấy tờ cần chuẩn bị:
Hiện nay khi tiến hành đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thì bạn đọc cần tuân thủ các hướng dẫn đã được quy định tại Điều 35 và Điều 36 Luật Hộ tịch năm 2014. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi người đi khai sinh cho trẻ cần bao gồm:
+ Cần chuẩn bị 01 tờ khai theo mẫu thể hiện rõ được đề nghị cấp giấy khai sinh;
+ Cùng với đó là gửi kèm theo Giấy chứng sinh.
Đối với trường hợp không có giấy chứng sinh thì có thể sử dụng văn bản khác để thay thế: nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trong trường hợp đặc biệt mà trẻ em được khai sinh do mang thai hộ bắt buộc phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ. Nếu trẻ sinh ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con nếu có;
+ Văn bản thể hiện sự thống nhất thỏa thuận quốc tịch của cha mẹ là người nước ngoài hay chỉ có một trong hai người là người nước ngoài cũng phải được lập nên.
+ Trường hợp trẻ sinh ở nước ngoài về cư trú tại Việt Nam thì phải cung cấp thêm giấy tờ chứng minh việc trẻ em cư trú tại Việt Nam gồm: giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam;
+ Cá nhân khi tiến hành đi đăng ký khai sinh cho trẻ cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân có ảnh, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai sinh;
+ Đồng thời có thể phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú của cha hoặc của mẹ để cơ quan có thẩm quyền xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh;
+ Bên cạnh đó cũng cần xuất trình giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn);
– Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Khi tiến hành đăng ký khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì chuẩn bị và nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi cha mẹ cư trú.
– Thời gian giải quyết: Cán bộ phụ trách hỗ trợ đăng ký khai sinh tại phòng Tư pháp khi tiếp nhận yêu cầu đăng ký khai sinh sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh: Ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch, ký tên vào sổ hộ tịch và hoàn tất thủ tục để Uỷ ban nhân dân cấp huyện cấp giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh nếu hồ sơ đã hợp lệ.
Liên quan đến thời gian giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh: Nếu cá nhân tiến hành nộp hồ sơ sau 15 giờ thì kết quả đăng ký khai sinh sẽ được trả vào ngày làm việc tiếp theo nếu hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Riêng trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không đủ điều kiện đăng ký khai sinh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện sẽ từ chối giải quyết và trả lời bằng văn bản lý do vì sao từ chối giải quyết.
– Lệ phí khai sinh: Cách tính lệ phí đăng ký khai sinh đang được thực hiện theo điểm e khoản 3 Điều 1 Thông tư số 106/2021/TT-BTC. Tuy nhiên, mức phí sẽ có sự chênh lệch giữa các tỉnh thành khác nhau vì căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh sẽ quy định chi tiết mức lệ phí này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hộ tịch 2014;
– Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch, biện pháp thi hành Luật hộ tịch, quyền dân sự.
THAM KHẢO THÊM: