Quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Luật đặc xá? Những đối tượng được hưởng quyền đặc xá?
Việc đặc xá theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện theo quyết định của Chủ tịch nước nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc đặc xá trong trường hợp đặc biệt. Các quy định cụ thể về đặc xá có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các phạm nhân và đây cũng được đánh giá là một cơ hội to lớn cho các đối tượng này làm lại cuộc đời. Vậy, quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Luật đặc xá có nội dung ra sao? Đây chắc hẳn là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc và quan tâm. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về vấn đề này.
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt theo Luật đặc xá:
Theo quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 3 Luật Đặc xá năm 2018 quy định về đặc xá như sau:
“Đặc xá là sự khoan hồng đặc biệt của Nhà nước do Chủ tịch nước quyết định tha tù trước thời hạn cho người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước hoặc trong trường hợp đặc biệt.”
Từ quy định được nêu trên, ta có thể nói đặc xá chính là một sự khoan hồng đặc biệt mà Nhà nước ta giành cho những phạm nhân đang chấp hành án phạt tù, chính sách này đã được ghi nhận là một trong những nguyên tắc xử lý tội phạm trong
Bên cạnh đó theo Điều 22, Luật Đặc xá năm 2018 cũng quy định nội dung sau đây:
“Trong trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước, Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người đang chấp hành án phạt tù chung thân mà không phụ thuộc vào các điều kiện quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Luật này.”
Như vậy, ta nhận thấy thông qua các quy định nêu trên, bên cạnh việc quyết định đặc xá vào những sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước thì Chủ tịch nước có thể quyết định đặc xá trong những trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu về đối nội, đối ngoại của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế của Đất nước.
Trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 23 Luật Đặc xá năm 2018 và điểm b, khoản 2, Mục III
– Theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc trong trường hợp Chính phủ đề nghị đặc xá được Chủ tịch nước chấp nhận, Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan lập hồ sơ đề nghị đặc xá trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– Bộ Công an theo quy định của pháp luật sẽ chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân báo cáo Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định. Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị đặc xá của người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gửi Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
– Chính phủ chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan, tổ chức có liên quan xét duyệt hồ sơ của người được đề nghị đặc xá trong trường hợp đặc biệt do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tòa án nhân dân tối cao lập để nhằm mục đích trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Ta nhận thấy rằng, đối với quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt sẽ được Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và các cơ quan nhà nước khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp tổ chức thực hiện. Quyết định đặc xá trong trường hợp đặc biệt cũng sẽ được áp dụng đối với cả người nước ngoài theo quy định của Luật Đặc xá 2018 và những chủ thể là những người được đặc xá trong trường hợp đặc biệt cũng có những quyền và nghĩa vụ cụ thể như người được đặc xá nhân sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của đất nước.
2. Những đối tượng được hưởng quyền đặc xá:
Đối tượng được hưởng quyền đặc xá theo quy định của pháp luật hiện hàng chính là những người bị kết án phạt tù có thời hạn hoặc tù chung thân. Mặc dù Nhà nước ta vẫn luôn có chính sách khoan hồng đối với những chủ thể là những người bị kết án phạt tù, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được hưởng quyền đặc xá. Theo quy định tại Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018 thì những đối tượng được hưởng quyền đặc xá sẽ cần phải đáp ứng được những điều kiện cụ thể như sau:
– Đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
+ Đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự;
+ Đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải đã chấp hành án phạt tù được một thời gian do Chủ tịch nước quyết định nhưng ít nhất là một phần ba thời gian đối với trường hợp bị phạt tù có thời hạn, nếu trước đó đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù; đã chấp hành án phạt tù ít nhất là 14 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, nếu sau khi đã được giảm xuống tù có thời hạn mà tiếp tục được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù thì thời hạn được giảm sau đó không được tính vào thời gian đã chấp hành án phạt tù.
+ Đối với người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, người bị kết án phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn được đề nghị đặc xá phải đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí.
+ Đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với người bị kết án phạt tù về các tội phạm tham nhũng hoặc tội phạm khác do Chủ tịch nước quyết định trong mỗi lần đặc xá.
+ Đã thi hành xong hoặc thi hành được một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác nhưng do lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn thuộc trường hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự đối với chủ thể là người bị kết án phạt tù không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá năm 2018.
Trong trường hợp phải thi hành nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác đối với tài sản không thuộc sở hữu của Nhà nước thì phải được người được thi hành án đồng ý hoãn thi hành án hoặc không yêu cầu thi hành án đối với tài sản này.
+ Khi các đối tượng được đặc xá không làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự.
+ Không thuộc một trong các trường hợp không được đề nghị đặc xá.
– Đối với người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Chủ thể đó có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp hành án phạt tù khá hoặc tốt theo quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong thời gian chấp hành án phạt tù trước khi có quyết định tạm đình chỉ.
+ Chủ thể đó đã có thời gian chấp hành án phạt tù quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá.
+ Các điều kiện quy định tại các điểm c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá.
+ Chủ thể đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong thời gian được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
– Đối với người có đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, c, d, đ, e và g khoản 1, các điểm a, c và d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá, được đề nghị đặc xá phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Chủ thể đó đã lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, có xác nhận của trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
+ Chủ thể là người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước; người được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động”; người được tặng thưởng một trong các loại Huân chương, Huy chương Kháng chiến; cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; cha, mẹ, vợ, chồng, con của người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”.
+ Chủ thể là người đang mắc bệnh hiểm nghèo, người đang ốm đau thường xuyên mà không tự phục vụ bản thân.
+ Chủ thể đó khi phạm tội là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều Điều 11 Luật Đặc xá.
+ Chủ thể là người từ đủ 70 tuổi trở lên.
+ Chủ thể đó có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và bản thân là lao động duy nhất trong gia đình.
+ Phụ nữ có thai hoặc có con dưới 36 tháng tuổi đang ở với mẹ trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
+ Người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật về dân sự.
+ Trường hợp khác do Chủ tịch nước quyết định.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý, đối với người dưới 18 tuổi đang chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm g khoản 1 Điều 11 Luật Đặc xá hoặc người dưới 18 tuổi đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù có đủ điều kiện quy định tại điểm g khoản 1, điểm a và điểm d khoản 2 Điều 11 Luật Đặc xá được Chủ tịch nước quyết định thời gian đã chấp hành án phạt tù ngắn hơn so với thời gian quy định của pháp luật.
Hiện nay thì vấn đề tiếp tục quản lý giáo dục các chủ thể là những người hoàn lương sau khi được đặc xá trở về là khâu rất quan trọng nhằm mục đích từ đó có thể đảm bảo cho những người được hưởng đặc xá sớm hòa nhập cộng đồng, đòi hỏi các cấp, các ban ngành, đoàn thể phải cùng chung sức, đồng lòng.
Để nhằm mục đích có thể làm tốt công tác đặc xá sẽ cần phải huy động được sức mạnh của toàn bộ hệ thống chính trị, được toàn Đảng, toàn dân tham gia. Chỉ có như vậy thì mới thực hiện có hiệu quả công tác đặc xá, một chính sách nhân đạo cao cả của Đảng và Nhà nước ta.