Quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc?
Kiểm đếm bắt buộc là một phần của thủ tục điều tra, khảo sát, kiểm đếm đất đai để lập phương án bồi thường, hô trợ tái định cư. Việc kiểm đếm bắt buộc hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đấy chỉ được thực hiện bởi người bị thu hồi đất không chấp hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Pháp luật quy định rất rõ về quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Vậy quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc”.
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.
– Việc kiểm đếm bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện áp dụng kiểm đếm bắt buộc cũng như trình tự kiểm đếm đất đai bao gồm các bước tổ chức kê khai, thông báo kiểm đếm đất, tiến hành kiểm đếm đất đai với đầy đủ các thành phần tham gia và các nội dung theo quy định của pháp luật và lập biên bản kiểm đếm đất đai, tài sản trên thự tế bị thiệt hại.
– Về nguyên tắc kiểm đếm bắt buộc
– Thứ nhất, việc kiểm đếm bắt buộc phải thực hiện vào giờ hành chính trong các ngày làm việc của cơ quan nhà nước. Đây là điểm mới được quy định trong Luật Đất đai 2013 nhằm đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác kiểm đếm đất đai. Công khai, minh bạch à dân chủ là một yếu tố không thể thiếu giúp lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả với các hiện tượng quan liêu, tiêu cực, tham nhũng và nhận hối lộ của đội ngũ công chức nhà nước, từ đó giúp lấy được lòng tin của người dân.
Ngoài ra, công khai, minh bạch và dân chủ gắn liền với các hoạt động hành chính là một trong những yêu cầu cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và công tác của bộ máy nhà nước đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, lĩnh vực gần đây là tiêu điểm của dư luận với những vụ việc tranh chấp, khiếu nại xuất phát từ sự quan liêu, thiếu minh bạch của đội ngũ công chức nhà nước.
– Thứ hai, trong quá trình tiến hành nếu cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất hoặc người khác thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện kiểm đếm cá nhân, tổ chức gây thiệt hại đến tài sản, lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất hoặc người khác như kiểm đếm quá diện tích đất bị thu hồi; trong quá trình kiểm đếm làm hư hại hoa màu, cây trồng, các công trình trên diện tích đất bị thu hồi, ngoài diện tích đất bị thu hồi… thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Nếu việc cưỡng chế kiểm đếm vượt quá diện tích đất bị thu hồi, gây thiệt hại cho người sử dụng đất được thực hiện theo quyết định của cơ quan có thể quyền, trường hợp có sự uỷ quyền hoặc uỷ thác thực hiện công vụ, cơ quan quyền hoặc cơ quan uỷ thác là cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
+ Cũng theo quy định của
+ Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Đất đai 2013 thì khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện như sau:
+ Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
+ Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất; đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
+ Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây, tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
+ Ngoài ra, kiểm đếm bắt buộc phải đảm bảo các nguyên tắc của kiểm đếm đất đai như: phải đảm bảo công khai, dân chủ, khách quan; bảo đảm đầy đủ, chính xác và đúng quy định pháp luật; việc kiểm đếm, đánh giá đất đai, tài sản thực tế bị thiệt hại phải được thực hiện liên tục cho đến khi kết thúc đối với toàn bộ dự án (không thực hiện gián đoạn làm nhiều đợt);
+ Trường hợp kiểm đếm theo diện bắt buộc thì thời điểm bắt đầu tiến hành phải được thực hiện trong giờ hành chính, quá trình kiểm đếm phải ghi lại hình ảnh đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc, tài sản khác trên từng thửa đất để làm tư liệu lưu vào hồ
– Thứ ba, người nào cố ý gây cản trở, chống đối người thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm bắt buộc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm đếm bắt buộc là thủ tục mang tính quyền lực nhà nước, người thực hiện nhiệm vụ kiểm đếm đại diện cho nhà nước thực hiện quyền lực của mình vì vậy mọi hành vi cố ý gây cản trở, chống đối người thực hiện kiểm đếm bắt buộc sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
– Về điều kiện áp dụng kiểm đếm bắt buộc.
+ Việc kiểm đếm bắt buộc hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất chỉ được thực hiện khi người bị thu hồi đất không chấp hành các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, mục đích phát triển kinh tế và có đủ các điều kiện sau:
+ Kiểm đếm bắt buộc chỉ được tiến hành khi đã thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục về thu hồi đất, về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.
+ Đã tuyên truyền, vận động nhưng người bị thu hồi đất vẫn cố tình gây cản trở cho việc đo đạc, kiểm đếm để lấy số liệu phục vụ cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Đã gửi văn bản thông báo của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư về thời gian, địa điểm kiểm đếm hiện trạng đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là thông báo về thời gian, địa điểm kiểm đếm) tới người bị thu hồi đất nhưng người bị thu hồi đất không hợp tác với Tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, biểu hiện ở một trong các hành vi sau: Không nhận tờ khai hiện trạng đất, nhà và tài sản gắn liền với đất, không nộp tờ kê khai trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày phát tờ khai; cố tình vắng mặt khi kiểm đếm hiện trạng đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có mặt nhưng không ký biên bản kiểm đếm đã được lập đúng quy định.
– Về tổ chức kê khai:
+ Tổ chức kê khai là thủ tục đầu tiên trong trình tự thực hiện kiểm đếm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính công khai, dân chủ, khách quan trong công tác kiểm đếm đất đai; tạo điều kiện cho người có đất bị thu hồi tự kiểm tra tài sản của mình và cung cấp thông tin cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường hỗ trợ tái định cư nắm bắt sơ bộ thông tin các tài sản cần được kiểm đếm. Thủ tục này bao gồm hai bước như sau:
+ Bước 1: Tổ chức cho người có đất bị thu hồi thực hiện kê khai. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư chủ trì, phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi phát tờ khai và hướng dẫn người bị thu hồi đất, người có tài sản gắn liền với đất kê khai. Trường hợp người bị thu hồi đất, người có tài sản gắn liền với đất không có mặt tại địa phương; không xác định được địa chỉ hoặc không hợp tác thì Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi lập danh sách từng trường hợp cụ thể, niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã và tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
+ Bước 2: Thu tờ khai. Tùy thuộc vào Quyết định ban hành quy định trình tự thủ tục kiểm đếm nhà, đất và tài sản gắn liền với đất của các địa phương thì thời gian thực hiện việc thu tờ khai sẽ khác nhau. Nhìn chung thời gian thu tờ khai của các địa phương được thực hiện như sau:
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ khai, người bị thu hồi đất, người có tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm kê khai, nộp tờ khai tại UBND cấp xã nơi có đất thu hồi. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư có trách nhiệm thu lại tờ khai,
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày phát tờ khai mà người bị thu hồi đất, người có tài sản gắn liền với đất không kê khai hoặc không đến nhận tờ khai để kê khai thi Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phối hợp với UBND cấp xã lập biên bản và lưu vào hồ sơ để tiếp tục thực hiện trình tự kiểm đếm theo quy định.