Chứng cứ là một trong những yếu tố quan trọng trong một vụ việc tố tụng, có khả năng làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết vụ án.Vậy, quy định cung cấp, thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ như thế nào? Thu thập chứng cứ có được ủy thác hay không?
Mục lục bài viết
1. Chứng cứ trong tố tụng:
1.1. Vai trò của chứng cứ trong tố tụng :
Trong bất kỳ vụ việc xảy ra tranh chấp thì chứng cứ giữ vai trò quan trọng để chứng minh được quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo quy định tại Điều 93, Bộ Luật Dân sự thì chứng cứ những gì diễn ra thật trên thực tế và những chứng cứ này được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thu thập, giao nộp, xuất trình cho Tòa án để phục vụ cho quá trình tố tụng. Với một số loại chứng cứ mà cá nhân, tổ chức không thể tự mình thu hoạch thì có thể nhờ Tòa án thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định.
Những chứng cứ này được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.
1.2. Cá nhân, tổ chức thu thập chứng cứ trên nguồn nào?
– Những tài liệu thu thập được thông qua việc đọc được, nghe được, nhìn được, và dữ liệu điện tử;
– Vụ việc diễn ra hầu hết đều có tồn tại vật chứng;
– Đương sự trực tiếp tham gia vào trong vụ việc dân sự thì lời khai của các cá nhân được ghi nhận là một nguồn chứng cứ quan trọng;
– Lời khai của người làm chứng;
– Khi những vấn đề cần có sự giám định thì bản kết luận giám định của cơ quan có thẩm quyền cũng là nguồn chứng cứ chứng minh sự việc;
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
– Với những vụ việc liên quan đến tài sản và có yêu cầu để định giá tài sản, thẩm định giá tài sản thì cần căn cứ theo kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản này;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
– Những
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
2. Quy định về cung cấp chứng cứ:
Trong bất kỳ vụ việc, vụ án dân sự thì chứng cứ là một trong những cơ sở để đưa ra quyết định sát với thực tế nhất. Các cá nhân, tổ chức đều có quyền thu thập và tiếp cận chứng cứ hoặc nhờ sự hỗ trợ từ cá nhân, tổ chức khác để thực hiện việc này. Theo ghi nhận tại Điều 6, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về vấn đề cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:
– Để hỗ trợ tốt nhất trong việc đòi lại quyền và lợi ích của mình thì các chủ thể chủ động thu thập, tìm kiếm chứng cứ liên quan và nộp lên cơ quan có thẩm quyền để xem xét, đó là Tòa án. Mục đích ban đầu của việc làm này là chứng tỏ được yêu cầu của mình là hoàn toàn có lý do hợp lý, quyền của mình đang bị đối tượng khác xâm phạm;
– Thu thập, giao nộp chứng cứ không chỉ được thực hiện bởi các đương sự mà còn có sự hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân đứng ra khởi kiện hoặc yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh của Cơ quan, tổ chức này được thực hiện như đương sự;
– Khi trong quá trình thu thập chứng cứ gặp nhiều khó khăn, hoặc các cơ quan, cá nhân đang nắm giữ những chứng cứ ảnh hưởng đến vụ việc giải quyết thì cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Lưu ý: Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình khi nhận văn bản yêu cầu cung cấp chứng cứ thì nghiêm túc cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý. Nhưng cơ quan, cá nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với những tài liệu, chứng cứ đó; Khi có lý do chính đáng để không cung cấp công khai thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
3. Quy định thu thập, nghiên cứu chứng cứ:
3.1. Quy định về thu thập chứng cứ:
– Căn cứ Điều 97. Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 thì Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp như sau:
+ Những loại tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
+ Thu thập vật chứng;
+ Thu thập thông qua người làm chứng và có sự xác nhận của người làm chứng;
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân lưu trữ thông tin, tài liệu liên quan thì có trách nhiệm phối hợp cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu này phục vụ cho quá trình giải quyết vụ việc;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền chứng thực chữ ký của người đứng ra làm chứng ;
+ Trong quá trình thu thập chứng cứ nhưng cá nhân gặp nhiều khó khăn thì có thể yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
+ Kết quả việc trưng cầu giám định, định giá tài sản là một trong những biện pháp để thu thập chứng cứ liên quan;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
– Thẩm quyền của Tòa án tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:
+ Tòa án có quyền trực tiếp lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
+ Là bên chứng kiến và đưa ra lời phân xử dựa trên việc đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
+ Tiến hành trưng cầu giám định nếu thấy cần thiết cho hỗ trợ vụ việc đang cần giải quyết;
+ Tiến hành định giá tài sản;
+ Việc xem xét, thẩm định tại chỗ;
+ Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
+ Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
+ Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
+ Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.
3.2. Quy định về trình tự nghiên cứu chứng cứ:
– Nghiên cứu trong hồ sơ vụ việc dân sự: Việc nghiên cứu trong hồ sơ vụ việc phải xem xét trên từng khía cạnh khác nhau. Quá trình kiểm tra phải cân nhắc, đối chiếu các thông tin mà chứng cứ thể hiện. Mục đích cuối cùng là tìm ra sự thống nhất hoặc những mâu thuẫn tồn tại.
– Nghiên cứu chứng cứ tại phiên tòa: Nghiên cứu chứng cứ không chỉ diễn ra trước phiên tòa mà trong quá trình xét xử Tòa án được thực hiện việc này thông qua thủ tục hỏi, tranh luận giữa các bên. Xem xét chứng cứ trong giai đoạn này là tiền đề cho hoạt động đánh giá, sử dụng chứng cứ tại thời điểm nghị án.
4. Quy định về đánh giá chứng cứ:
– Chủ thể thực hiện đánh giá chứng cứ: Việc đánh giá chứng cứ được thực hiện bởi tất cả các chủ thể. Đối với đương sự (người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự) có quyền thể hiện ý kiến về việc đánh giá chứng cứ của mình và đưa ra phương hướng giải quyết vụ, việc dân sự. Tuy nhiên, việc đánh giá chứng cứ của các đương sự chỉ mang tính chất tham khảo còn việc đánh giá, đưa ra quyết định về sử dụng chứng cứ thuộc về Tòa án.
– Phương pháp đánh giá chứng cứ : Trong tố tụng dân sự có hai phương pháp đánh giá chứng cứ là:
+ Đánh giá từng chứng cứ: Là phương pháp xem xét chứng cứ riêng biệt;
+ Đánh giá tổng hợp chứng cứ: Là hoạt động nhận thức của các chủ thể đánh giá chứng cứ đối với các chứng cứ trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhằm xác định giá trị chứng minh của chứng cứ.
Đáng lưu ý:
– Việc đánh giá chứng cứ phải thực hiện khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác.
– Tòa án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
5. Có được ủy thác khi thu thập chứng cứ không?
Dựa theo quy định tại Điều 105, Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 về vấn đề Ủy thác thu thập chứng cứ như sau:
– Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, để hỗ trợ cho việc giải quyết vụ việc dân sự thì Tòa án có thẩm quyền xét xử việc này ra quyết định ủy thác Tòa án khác. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này tiến hành lấy lời khai của đương sự, người làm chứng, thẩm định tại chỗ, tiến hành định giá tài sản hoặc các biện pháp khác để thu thập chứng cứ, xác minh các tình tiết của vụ việc dân sự.
– Yêu cầu trong quyết định ủy thác: Trong bản quyết định ủy thác phải thể hiện được những thông tin về tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, quan hệ đang xảy ra tranh chấp và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập chứng cứ;
– Trách nhiệm Tòa án nhận được quyết định ủy thác: Cơ quan này thực hiện việc ủy thác trong thời gian hợp lý, cụ thể trong vòng 1 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định ủy thác. Sau khi tiếp nhận ủy thác thì cần có thông báo kết quả bằng văn bản cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác; Trong trường hợp không thực hiện được việc ủy thác thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho Tòa án đã ra quyết định ủy thác;
– Thu thập chứng cứ có thể diễn ra ở nước ngoài thì Tòa án làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015