Quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối. Hoạt động ngoại hối của Việt Nam trong thời gian gần đây. Quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước.
Một trong những thị trường lớn nhất thế giới là thị trường ngoại hối, đó là một điểm đến của rất nhiều nhà đầu tư. Hiện nay, sự phát triển thị trường ngoại hối diễn ra rất nhanh chóng và mở rộng, và góp phần tạo cơ hội cho người tham gia trong mọi thời điểm giao dịch. Đây là một thị trường giao dịch sôi động với giá trị giao dịch hằng ngày lên đến hơn 4 nghìn tỷ USD.
Ngoại hối là một thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế bao gồm: ngoại tệ, phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam. Quản lý ngoại hối ở Việt Nam mở đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, các giao dịch nền kinh tế giữa các quốc gia và lãnh thổ ngày càng phát triển. Theo đó, thì mỗi quốc gia đều phải có đồng tiền riêng của mình. Để hiểu rõ hơn về việc quản lý ngoại hối theo quy định pháp luật Vệt Nam, Luật Dương Gia căn cứ vào các quy định pháp lý cụ thể để làm rõ hơn về vấn đề trên như sau:
Mục lục bài viết
1. Các văn bản pháp lý hiện hành
– Pháp lệnh ngoại hối năm 2005,
– Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
– Nghị định số 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. (thay thế Nghị định số 160/2006/NĐ – CP)
– Thông tư số 16/2014/TT-NHNN Hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của NCT, NKCT tại ngân hàng được phép.
– Thông tư số 21/2014/TT-NHNN Hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. …Và các văn bản pháp luật liên quan khác.
2. Khái niệm về ngoại hối
Có thể hiểu: “Ngoại hối là danh từ dùng để chỉ các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế như ngoại tệ, vàng tiêu chuẩn quốc tế và các giấy tờ có giá bằng ngoại tệ”. Theo khoản 1 điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005, thì ngoại hối được định nghĩa bằng cách liệt kê các tài sản được coi là ngoại hối:
– Ngoại tệ: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của NCT; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN;
– Tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.”
Quan điểm về khái niệm ngoại hối có thể được hiểu không hoàn toàn thống nhất trong hệ thống pháp luật của mỗi nước. Do vậy mà quan điểm về hoạt động ngoại hối cũng có sự khác biệt, trong đó có sự khác biệt về hoạt động ngoại hối của NCT và NKCT.
3. Hoạt động ngoại hối
Theo góc độ khoa học pháp lí: “Hoạt động ngoại hối là tổng hợp các hành vi pháp lí do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu sử dụng và định đoạt các tài sản coi được coi là ngoại hối.” Các hành vi pháp lí này có thể là hành vi pháp lí hoặc hành vi thương mại phụ thuộc vào việc người sử dụng chúng vì nhu cầu dân sự hay thương mại.
Theo pháp luật: “Hoạt động ngoại hối là hoạt động của NCT, NKCT trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.” (Khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005)
Hoạt động ngoại hối có đối tượng là chính là các ngoại hối đã được pháp luật Việt Nam qui định và cho phép lưu thông và các dịch vụ ngoại hối.
Nội dung của hoạt động ngoại hối bao gồm các giao dich vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam.
Chủ thể của hoạt động ngoại hối ( hay còn gọi là đối tượng chịu sự quản lí của nhà nước về ngoại hối) là NCT và NKCT trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Có 2 dấu hiệu để xác định tổ chức hay cá nhân nào đó là đối tượng chịu sự quản lí nhà nước về ngoại hối:
– Tổ chức, cá nhân phải là NCT, NKCT theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Có hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
Luật sư
4. Thị trường ngoại hối hiện nay tại Việt Nam
Tính tới ngày 30/6/2014, tỷ giá trung bình của 23 ngân hàng thương mại đạt 21.251 VND/USD, tăng 0,8% so với mức tỷ giá của đầu tháng 01/2014 và tăng 1,04% so với cùng thời điểm năm 2013; tỷ giá tự do ngày 30/6/2014 là 21.305 VND/USD, tăng 0,6% so với tỷ giá tự do thời điểm đầu năm và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm 2013, xác lập mức tỷ giá tăng cao nhất trong tháng 6.
Có thể nói, trong 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, do được sự hỗ trợ của các yếu tố sau:
– Thứ nhất, chính sách tỷ giá ổn định. Ngay từ đầu năm, NHNN đã đặt định hướng năm 2014 sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt nhưng vẫn phải ổn định, mức điều chỉnh không quá 2%. Thực hiện định hướng đã đề ra, NHNN đã duy trì tỷ giá liên ngân hàng ở mức 21.036 VND/USD trong gần 1 năm (từ 28/6/2013 đến hết ngày 18/6/2014);
– Thứ hai, cán cân thương mại tiếp tục thặng dư. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước (tính đến hết ngày 15/6/2014) thặng dư hơn 1,45 tỷ USD. Cụ thể: tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt hơn 127,63 tỷ USD, tăng 12,9% (tương ứng tăng hơn 14,57 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt hơn 64,54 tỷ USD, tăng 15,4% (tương ứng tăng hơn 8,61 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt hơn 63,09 tỷ USD, tăng 10,4% (tương ứng tăng hơn 5,96 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2013;
– Thứ ba, các dòng vốn khác như FDI, ODA, kiều hối tương đối ổn định. Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2014, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đã giải ngân được tỷ 5,75 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2013. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam ổn định.
Trong năm tài khóa 2014 (bắt đầu từ 1/4/2014 đến hết tháng 3/2015), Nhật Bản cam kết sẽ duy trì ổn định nguồn vốn ODA cho Việt Nam ít nhất bằng năm 2013 (khoảng 3,5 tỷ USD); Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ tiếp tục tài trợ 542 triệu euro cho Việt Nam trong năm 2014. Kiều hối cũng là một nguồn cung ngoại tệ ổn định và có xu hướng tăng từng năm. Năm 2013, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam đạt mức cao 11 tỷ USD, dự báo sẽ tăng 20% trong năm 2014.
– Thứ tư, dự trữ ngoại hối tăng cao. Trong 6 tháng đầu năm 2014, NHNN đã mua trên 10 tỷ USD tăng dự trữ ngoại hối lên hơn 35 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay.
Có thể thấy, các yếu tố vĩ mô hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu gây sức ép lên tỷ giá. Xu hướng tăng xác lập từ tháng 5/2014 chủ yếu do tác động của yếu tố tâm lý. Thị trường đã chuyển từ trạng thái “ổn định” sang “thận trọng” và có phần lo ngại trước diễn biến tình hình phức tạp trên Biển Đông. Theo đó, nguồn cung ngoại hối sụt giảm do cá nhân và doanh nghiệp hạn chế bán ngoại hối, chờ đợi thêm thông tin rõ ràng.
Trong khi nguồn cầu ngoại hối tăng lên do các ngân hàng thương mại có xu hướng mua ngoại hối thu hẹp trạng thái âm đang nắm giữ; một bộ phận người dân có xu hướng chuyển sang các tài sản có độ an toàn cao như ngoại hối, vàng. Giá vàng mua vào và bán ra cuối tháng 6/2014 tăng cao, lần lượt là 36,70 triệu đồng/lượng (tăng 5,76% so với cuối năm 2013) và 36,82 triệu đồng/lượng (tăng 5,87% so với cuối năm 2013).
Dự báo trong thời gian sắp tới, tỷ giá có khả năng tăng giá theo xu hướng từ tháng 5, nhưng tỷ giá từ nay đến cuối năm có thể sẽ không vượt quá mức 1% mà Thống đốc NHNN đã đưa ra. Theo dự báo của Reuters, tỷ giá VND/USD trên thị trường chính thức sẽ đạt mức tỷ giá bình quân 21.700 VND/USD vào cuối năm 2014, tăng 3,34% so với tỷ giá bình quân năm 2013.
5. Quy định quản lý ngoại hối của ngân hàng
Quy định pháp luật hiện hành về quản lý ngoại hối được quy định tại
Thứ nhất, để giải quyết các vấn đề trong hệ thống các quy định về quản lý ngoại hối
Thứ hai, nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, nhất thể hóa các quy định trong quản lý ngoại hối và đảm bảo hiệu lực trong các quy định về quản lý ngoại hối.
Pháp lệnh Ngoại hối 2005 đã xây dựng một hệ thống quản lý chặt chẽ nhằm đổi mới đáng kể. Mặt khác, chính phủ và ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản dưới luật đẻ nhằm đảm bảo về việc quản lý ngoại hối. Kể từ khi Pháp lệnh Ngoại hối được ban hành, những quy định về tự do hóa trong quản lý ngoại hối đã được thể chế hóa. Bên cạnh những quy định thông thoáng, cởi mở, chính sách QLNH cũng quy định một số biện pháp hạn chế, hoặc bắt buộc về ngoại hối được áp dụng tạm thời trong những điều kiện khẩn cấp nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.
6. Thực trạng quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực hiện việc quản lý ngoại hối dưới các hình thức:
Thứ nhất, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại hối. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng nhà nước là ban hành văn bản quy phạm pháp luật để quản lý, điều hành hoạt động ngoại hối của đất nước. Trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, NHNN là cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động ngoại hối.
Thứ ba, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về ngoại hối. Hoạt động thanh tra ngân hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của NHNN. Thanh tra ngân hàng là một công cụ sắc bén không thể thiếu của NHNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nói chung và chức năng QLNH nói riêng
Thứ tư, hoạt động quản lý ngoại hối khác. NHNN còn tiến hành QLNH thông qua các hoạt động: Điều hành tỷ giá, thực hiện chính sách can thiệp thị trường ngoại hối và vàng; Công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với các ngoại tệ; Tổ chức, điều hành và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối trong nước.