Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong lập dự toán ngân sách nhà nước. Thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.
Quy định của pháp luật về vấn đề minh bạch trong lập dự toán ngân sách nhà nước. Thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 và khoản Điều 43 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002. Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp là cơ quan do Nhân dân tín nhiệm bầu ra, thể hiện tiếng nói, ý chí nguyện vọng của Nhân dân. Chính vì vậy việc trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp về lập dự toán ngân sách nhà nước cũng thể hiện sự công khai, minh bạch trong hoạt động ngân sách nhà nước: Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh sau khi lập dự toán ngân sách địa phương thì phải báo cáo thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến. Chính phủ phải trình Quốc hội Dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương của năm sau chậm nhất là mười lăm ngày trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội cuối năm trước.
+ Kể cả đối với việc điều chỉnh dự toán ngân sách trong trường hợp có biến động lớn về ngân sách so với dự toán thì Chính phủ, Ủy ban Nhân dân lập dự toán điều chỉnh ngân sách trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân. Trong trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng an ninh hoặc vì lý do khách quan cần phải điều chỉnh dự toán ngân sách thì Chính phủ vẫn phải trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sau đó báo cáo với Quốc hội. Đối với dự toán ngân sách địa phương thì Ủy ban nhân dân phải trình lên Hội đồng Nhân dân.
+ Theo quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều 15 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012:
“1.Các cấp ngân sách, đơn vị dự toán ngân sách phải công khai chi tiết số liệu dự toán và quyết toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn, kể cả khoản ngân sách bổ sung.
2. Đơn vị dự toán ngân sách có nguồn thu và các khoản chi từ các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật phải công khai mục đích huy động, kết quả huy động và hiệu quả việc sử dụng các nguồn huy động.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi lập dự toán ngân sách các cấp thì đơn vị dự toán ngân sách phải công khai một cách chi tiết rõ ràng, rành mạch số liệu dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn kể cả khoản ngân sách bổ sung. Đồng thời đối với các khoản đóng góp của tổ chức, cá nhân cũng phải công khai rõ ràng mục đích của việc huy động, kết quả huy động và hiệu quả sử dụng các nguồn huy động.
+ Theo các quy định tại phần I Thông tư số 21/2005/TT–BTC thì thủ trưởng đơn vị dự toán cấp trên công bố công khai dự toán thu – chi ngân sách nhà nước, kể cả phần điều chỉnh giảm hoặc bổ sung (nếu có) được cấp có thẩm quyền giao; nguồn kinh phí khác và phân bổ cho các đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc (trong đó có dự toán của đơn vị mình trực tiếp sử dụng), các đơn vị được ủy quyền (phần kinh phí ủy quyền – nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Chậm nhất sau ba mươi ngày, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền giao đầu năm và điều chỉnh giảm hoặc bổ sung trong năm (nếu có). Nội dung của việc công khai bao gồm: các căn cứ, nguyên tắc phân bổ, số liệu. Hình thức công khai: có thể niêm yết tại trụ sở làm việc, thông báo bằng văn bản, thông báo tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức. Qua quy định trên có thể thấy được phần nào sự minh bạch trong hoạt động dự toán ngân sách, tuy nhiên chưa rõ ràng. Ví dụ như hình thức công khai về cơ bản thì chỉ trong nội bộ của đơn vị hoặc cùng lắm là đơn vị cấp dưới mà lại không không khai lên phương tiện thông tin đại chúng để toàn dân có thể kiểm chứng sự minh bạch trong hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước.