Nghiệm thu công trình được hiểu là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng. Vậy việc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng được thực hiện như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng:
Theo quy định tại Điều 123
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.
2. Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước nghiệm thu về công việc xây dựng, nghiệm thu khi hoàn thành giai đọan xây lắp công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
2.1. Nghiệm thu công việc xây dựng:
Tùy tình hình thực tế mà chủ đầu tư tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể như sau:
– Thực hiện kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động trong công trình xây dựng.
– Thực hiện kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.
– Thực hiện kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…
– Thực hiện đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.
– Thực hiện đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
2.2. Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình:
– Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư công trình xây dựng.
– Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường được phân loại như sau:
+ San nền; Gia cố nền đối với gói thầu riêng;
+ Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác của công trình;
+ Xây lắp kết cấu của thân nhà hay còn được gọi là xây thô;
+ Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình xây dựng.
– Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp bao gồm:
+ Thực hiện kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường đồng thời kiểm tra các
+ Thực hiện kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. Kiểm tra bắt buộc đối với các công việc về: kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa…; kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình xây dựng; kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình xây dựng.
Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu công trình xây dựng hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng. Các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.
2.3. Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng:
Trước khi đưa vào công trình xây dựng hay hạng mục xây dựng vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.
– Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình xây dựng hoặc hạng mục công trình đủ điều kiện sử dụng.
– Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng công trình hoặc hạng mục công trình bao gồm các nội dung sau:
+ Kiểm tra hiện trường công trình.
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ của công trình.
+ Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể chứa,…
+ Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình xây dựng.
+ Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.
– Với các hạng mục công trình phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan theo quy định của pháp luật. Đồng thời không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục công trình hoàn thành.
– Những người ký
– Nếu công trình có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng sau đó ký và đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.
3. Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng:
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:
– Trong quá trình thi công công trình xây dựng, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình từ đó kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.
– Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng, chế độ trách nhiệm khi thực hiện việc nghiệm thu công trình xây dựng như thành phần các bên nghiệm thu, tính hợp lệ, các biên bản nghiệm thu phải ghi thông tin rõ ràng và chính xác.
+ Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng, tính hợp lệ của các thành viên tham gia nghiệm thu (các thành viên này phải là đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng).
+ Trong mọi biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu như: Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận thầu, đơn vị thi công trực tiếp, tổ chức tư vấn giám sát thi công, ….
+ Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu công trình xây dựng đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ bên dưới chữ ký.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư công trình xây dựng àm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Trong quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, khi nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp, quy định bắt buộc các bên tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chỉ phải ký biên bản (ghi rõ họ tên, chức vụ), không phải đóng dấu, bởi vậy chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu công trình xây dựng. Chủ đầu tư và các bên có liên quan như Tổ chức tư vấn do Chủ đầu tư thuê giám sát thi công, Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, Tổ chức tư vấn thiết kế phải có biện pháp kiểm soát trách nhiệm và kết quả làm việc của các thành viên đã tham gia nghiệm thu công trình xây dựng.
Chú ý:
– Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công công trình xây dựng, báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế công trình xây dựng; nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình xây dựng phải soạn thảo, cung cấp tài liệu, văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình xây dựng.
Ngoài ra cần lưu ý các vấn đề sau:
– Hồ sơ nghiệm thu công trình xây dựng phải được sắp xếp khoa học, phù hợp với danh mục chi tiết và phải bảo đảm hình thức đã quy định để dễ dàng kiểm tra.
– Chủ đầu tư tổ chức việc kiểm tra hồ sơ nghiệm thu để các thành viên có liên quan tham dự kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được lập sẵn, cùng ký biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình.
– Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu nghiệm thu công trình xây dựng phải có chữ ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu của tất cả các bên tham gia kiểm tra. Danh mục hồ sơ tài liệu kèm theo Biên bản kiểm tra, do Chủ đầu tư ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
– Việc tập hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu trước khi nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành có tác dụng lớn trong việc rà soát chất lượng, tạo bằng chứng về toàn bộ kết quả xây lắp. Vì vậy, chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện, lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu kèm theo danh mục tài liệu hợp lệ như đã hướng dẫn trên đây, khắc phục tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện như hiện nay.
– Sau khi Chủ đầu tư và các bên liên quan đã hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu kèm theo danh mục tài liệu, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng sẽ kiểm tra về mặt Nhà nước, ký biên bản.
– Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu đã được đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ký sẽ là một trong những căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng.
– Các chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục hoặc nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng ngay sau khi hoàn tất công tác thi công xây lắp giai đoạn, hạng mục hoặc hoàn thành công trình xây dựng, không được bỏ qua công tác nghiệm thu giai đoạn theo quy định hoặc tổ chức nghiệm thu giai đoạn quá trễ sau khi đã hoàn tất thi công xây lắp các giai đoạn sau.