Quy định của pháp luật về thương nhân. Đặc điểm của thương nhân và thương nhân nước ngoài. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có phải là thương nhân không?
Có thể nói, trong thời gian vừa quan nền kinh tế của nước ta đang có những bước chuyển biến rõ rệt, trở thành một trong những nước đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng mạnh. Để có được thành quả này, bên cạnh chủ trương chính sách, đường lối của Đảng phải kể đến vai trò của thương nhân, những nhân tố đã và đang trở thành động lực phát triển của nền kinh tế.
Bởi lẽ để bắt kịp xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế quốc tế thì các hoạt động giao thương, buôn bán giữa các chủ thể trong nước nói riêng và với quốc tế nói chung cũng ngày càng trở nên phổ biến đòi hỏi thương nhân cũng cần phải nhạy bén trong hoạt động của mình, đồng thời cũng phải nắm vững những điều chỉnh của pháp luật đối với mình để từ đó bảo đảm các hoạt động của thương nhân trong lĩnh vực của mình được thực hiện một cách hiệu quả và đúng pháp luật. Vậy, pháp luật hiện hành có những quy định như thế nào về thương nhân? Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm thương nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 6
Bên cạnh đó, tại Điều 16 của
Như vậy, có thể thấy trên cơ sở quy định này, chỉ cần là những tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp hay những cá nhân có hoạt động thương mại đảm bảo ba yếu tố: thường xuyên, độc lập, có đăng ký kinh doanh sẽ được xác định là thương nhân.
2. Đặc điểm của thương nhân theo quy định của pháp luật:
Thương nhân theo quy định của pháp luật có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật có thể là tổ chức kinh tế hoặc cũng có thể là cá nhân có hoạt động thương mại. Cụ thể:
– Đối với thương nhân là tổ chức: Theo quy định của pháp luật, chỉ những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên cơ sở quy định của pháp luật mới được xác định là thương nhân.
– Đối với thương nhân là cá nhân: Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại, trong đó:
+ Đây là những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên, được coi là nghề nghiệp thực hiện lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập ổn định
+ Là hoạt động thương mại được thực hiện một cách độc lập, thể hiện qua việc các thương nhân hoạt động thương mại vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.
Thứ hai, bên cạnh tính chất thường xuyên, liên tục thì hoạt động thương mại mà thương nhân thực hiện phải có mục đích sinh lợi, thể hiện qua các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu hoạt động thương mại, xúc tiến thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.
Thứ ba, các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.
Thứ tư, thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải thực hiện hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Đối với những trường hợp thương nhân chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thương mại của mình theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, đối với thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam còn có những đặc điểm sau:
– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.
– Để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động của mình, các thương nhân nước ngoài có thể đặt các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam. Việc thành lập và hoạt động của những đơn vị này được thực hiện theo sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
– Đối với những doanh nghiệp do thương nhân nước ngoài thành lập theo quy định của Việt Nam hoặc những điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên cũng vẫn được coi là thương nhân Việt Nam.
3. Phân loại thương nhân theo quy định hiện hành:
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân được phân loại như sau:
Thứ nhất, thương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.
Thứ hai, thương nhân là pháp nhân: đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.
Thứ ba, thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là cá thể và pháp nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, tôi có một vấn đề đang quan tâm cần được giải đáp đó là: Thương nhân có bao nhiêu loại? Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có phải là thương nhân không ? Vì sao ?
Luật sư tư vấn
Thứ nhất: Thương nhân và cách phân loại thương nhân
Căn cứ cào Điều 6
Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm. Quyền hoạt động thương mại hợp pháp của thương nhân được Nhà nước bảo hộ.
Nhà nước thực hiện độc quyền Nhà nước có thời hạn về hoạt động thương mại đối với một số hàng hóa, dịch vụ hoặc tại một số địa bàn để bảo đảm lợi ích quốc gia. Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền Nhà nước.
Như vậy, có thể thấy thương nhân có những thuộc tính cơ bản như: Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại và hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và thương nhân phải có đăng ký kinh doanh.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân chưa ra thành các loại như sau:
+ Thương nhân là cá nhân: Đây là những con người cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.
+ Thương nhân là pháp nhân: đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân.
+ Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là cá thể và pháp nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân.
Luật sư
Thứ hai: tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ có phải là thương nhân không?
Căn cứ vào Điều 6
Và căn cứ theo
Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh .
Nhà đầu tư được thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ quy định tại khoản 1 Điều 22
+ Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, bất kỳ một tổ chức kinh tế nào cũng sẽ được coi là thương nhân, tổ chức kinh tế – hoàn toàn đáp ứng đủ các điều kiện để trở thành thương nhân: có năng lực hành vi thương mại; thực hiện hành vi thương mại; thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình; thực hiện hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, vấn đề nhà đầu tư nắm giữ bao nhiêu phần trăm tỷ lệ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế sẽ không ảnh hưởng đến tư cách pháp nhân của chính tổ chức kinh tế đó.
Vì vậy, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ được thành lập và hoạt động hợp pháp thì sẽ được coi là thương nhân.