Quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế là hành lang pháp lý cho những cán bộ, công chức thực hiện bảo vệ lĩnh vực thuế đảm bảo ngân sách nhà nước bên vững. Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?
Mục lục bài viết
1. Thanh tra thuế là gì? Kiểm tra thuế là gì?
– Kiểm tra, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực hiện nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế – xã hội.
Theo pháp luật quản lý nước ta:
+ Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.
+ Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoan thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính.
Đặc điểm của pháp luật về kiểm tra, thanh tra
– Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thuế
– Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế là một phần của pháp luật thanh tra nên nó được quy định trong Luật thanh tra. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của nó là thuế nên nó được uy định chủ yếu trong Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
– Ngoài các chức năng, vai trò được quy định trong pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế còn được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là đặc thù của thanh tra, kiểm tra thuế.
2. Quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế:
Thứ nhất, pháp luật quản lý thuế đã định ra các nguyên tắc cơ bản về thanh tra, kiểm tra thuế nhằm định hướng cho việc đổi mới và nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Các nguyên tắc kiểm tra, thanh tra thuế được Luật Quản lý thuế quy định gồm:
-Thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
-Thanh tra, kiểm tra thuế không cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là người nộp thuế.
-Thanh tra, kiểm tra thuế phải tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ hai, pháp luật quản lý thuế đã có sự phân định giữa việc kiểm tra và thanh tra thuế. Biểu hiện bằng việc trong chương Luật quản lý thuế quy định rạch ròi ra hai phần quản lý thuế và thanh tra thuế. Mỗi phần đều có những quy định riêng nêu rõ mục đích, chức năng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Thứ ba, pháp luật quản lý thuế quy định rõ về nội dung của công tác kiểm tra thuế, gồm kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
– Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế: Công chức thuế kiểm tra hồ sơ thuế của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế theo quy định pháp luật. Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ thuế:
+ Nếu hồ sơ khai bảo đảm tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu, không có dấu hiệu vi phạm thì chấp nhận;
+ Nếu hồ sơ chưa đủ tài liệu hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu thì cơ quan thuế
– Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: đáp ứng được cá điều kiện
+ Người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng; hoặc cơ quan thuế không đủ căn cứ để ấn định số thuế phải nộp và các trường hợp kiểm tra trước khi hoàn thuế theo quy định.
+ Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành.
Thứ tư, pháp luật quản lý thuế quy định khá chi tiết về những nội dung thanh tra thuế, cụ thể:
Thanh tra thuế bao gồm thanh tra người nộp thuế và thanh tra nội bộ ngành Thuế.
– Về đối tượng thanh tra thuế, pháp luật có phân biệt rõ hai loại thanh tra thuế là thanh tra theo kế hoạch và thanh tra bất thường (không theo kế hoạch).
Thanh tra theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanhrộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần.
Thanh tra không theo kế hoạch được áp dụng cho các đối tượng sau:
+ Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế.
+ Thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Luật Quản lý thuế và các văn hướng dẫn thi hành có quy định chi tiết về thẩm quyền ra quyết định thanh tra thuế; các nội dung cần có trong quyết định thanh tra; thời hạn thanh tra thuế; nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra thuế của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế; nghĩa vụ và quyền của đối tượng thanh tra thuế và kết luận thanh tra thuế.
Đặc biệt, Luật Quản lý thuế quy định rõ các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế, cụ thể: Khi người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác hoặc khi dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp. Các biện pháp áp dụng bao gồm: Thu thập thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; tạm giữ tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế; khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật liên quan đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế.
Thứ năm, xử lý kết quả kiểm tra, thanh tra thuế
Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra
Việc Luật Quản lý thuế quy định trách nhiệm phối hợp của cơ quan quản lý thuế với cơ quan điều tra trong thực hiện điều tra tội phạm về thuế là hợp lý. Bởi vì, trên thực tế thời gian qua cho thấy có nhiều vụ vi phạm pháp luật thuế đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, nhưng việc điều tra, truy tố, xét xử chưa kịp thời. Việc Luật Quản lý thuế quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế phối hợp với cơ quan điều tra trong việc thực hiện điều tra tội phạm về thuế là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên.
Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế ở nước ta hiện nay đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề pháp lý xung quanh những quy định của pháp luật cần phải được làm rõ hơn, cụ thể:
Thứ nhất, về trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, theo quy định hiện hành, việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế có thể được tiến hành khi người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tuy vậy, tại khoản 3 (điểm c và d), Điều 77 Luật Quản lý thuế quy định, nếu trong trường hợp không giải trình, bổ sung tài liệu thì cơ quan thuế có hai khả năng để lựa chọn ra quyết định: ấn định số tiền thuế hoặc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. Điều luật không quy định rõ về điều kiện để áp dụng một trong hai phương án trên. Chính vì vậy, nhiều người vẫn tỏ ra nghi ngại về tính thiếu minh bạch trong quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Thứ hai, tính pháp lý của kết luận thanh tra thuế và việc xác định trách nhiệm của người nộp thuế. Trường hợp đã có kết luận của thanh tra thuế nhưng kết luận đó không chuẩn xác, sau đó sai phạm bị phát hiện bởi cơ quan thi hành pháp luật khác thì trách nhiệm pháp lý thuộc về bên nào? Người nộp thuế cho rằng trách nhiệm thuộc về cơ quan thuế vì sự việc đã được thanh tra, kiểm tra. Cơ quan thuế lại cho rằng, trách nhiệm kê khai, tính thuế, nộp thuế chính xác theo luật định là trách nhiệm của chính đối tượng nộp thuế, cơ quan thuế chỉ là người kiểm tra, đôn đốc.
Thứ ba, về quy trình tiến hành kiểm tra, thanh tra thuế, Luật Quản lý thuế quy định còn thiếu cụ thể, chưa thiết lập được cơ sở pháp lý minh bạch cho các bên trong quá trình thanh, kiểm tra. Đây là một vấn đề gây ra những bức xúc cho người nộp thuế vì họ không rõ quy trình kiểm tra, thanh tra sẽ diễn ra như thế nào nên luôn ở trong trạng thái bị động trước các yêu cầu của cơ quan thuế. Mặt khác, nhiều cán bộ thuế cũng lợi dụng việc thiếu vắng các chuẩn mực pháp lý rõ ràng để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc kiểm tra, thanh tra chỉ thuần túy là đối chiếu sổ sách, hóa đơn chứng từ với kê khai của đối tượng nộp thuế mà chưa có sự phân tích thấu đáo tới các nghiệp vụ làm phát sinh nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp.
Thứ tư, đối tượng cần thanh tra chủ yếu được quyết định bởi việc phân tích thông tin về người nộp thuế và các thông tin khác có liên quan. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cơ quan thuế chưa xây dựng hệ thống thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác, toàn diện và chưa đưa ra những tiêu thức rõ ràng, khoa học để đánh giá mức độ tuân thủ của người nộp thuế.
Vấn đề đặt ra là mức độ tin cậy của những thông tin đầu vào này được đảm bảo đến đâu? Dường như là không có câu trả lời chắc chắn. Hiệu quả và độ chính xác của việc phân tích thông tin chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người làm công tác quản lý, vì thế khó tránh khỏi tính chủ quan, võ đoán.
Thứ năm, hoạt động thanh tra thuế chỉ tập trung vào mục đích cơ bản là nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm mà chưa nhằm vào các mục tiêu quan trọng khác như: Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế, dự báo các hành vi tuân thủ của người nộp thuế và tìm kiếm các giải pháp có hiệu lực thúc đẩy sự tuân thủ. Hoặc phát hiện ra những quy định không hợp lý, mâu thuẫn trong pháp luật thuế, để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền bãi bỏ hoặc sửa đổi quy định của pháp luật. Việc chưa quan tâm đến các mục tiêu trên của thanh tra thuế, điều đó thể hiện quản lý thuế ở nước ta hiện nay chưa thực sự đổi mới theo hướng “coi người nộp thuế là khách hàng”.
3. Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế:
Đặc điểm của thanh tra, kiểm tra thuế.
Thứ nhất: về chủ thể thanh tra, kiểm tra thuế được xác định là các cơ quan quản lí thuế. Theo quy định tại khoản 2, Điều 2, Luật quản lí thuế cơ quan quản lí bao gồm: Cơ quan quản lí thuế: tổng cục thuế, cục thuế, các chi cục thuế. Cơ quan hải quan gồm: tổng cục hải quan, cục hải quan và các chi cục hải quan.
Thứ hai: về nội dung thanh tra, kiểm tra thuế: Thanh tra việc chấp hành luật, pháp lệnh, các chính sách thuế đối với mọi đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các luật thuế và việc thực hiện nghiệp vụ quản lí thu thuế của cơ quan thuế các cấp, các viên chức ngành thuế. Xem xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế của công dân và các tổ chức kinh tế.
Thứ ba, về phương pháp thanh tra, kiểm tra: Kiểm tra, thanh tra thuế là quá trình quan sát, yêu cầu cung cấp thông tin, phân tích, xác minh để tìm kiếm sự bảo đảm hợp lí các khoản, mục mà các đối tượng nộp thuế đã kê khai.
4. Nội dung của pháp luật thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật thuế:
Theo những quy định pháp luật hiện hành, thanh tra thuế có những nội dung cơ bản sau:
Chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế: căn cứ vào Luật Quản lý thuế, chủ thể có thẩm quyền thanh tra thuế là cơ quan quản lý thuế . Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan.
Đối tượng bị thanh tra thuế: Đối tượng bị thanh tra thuế là người nộp thuế thuộc một trong các trường hợp sau: Doanh nghiệp có nghành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng; Người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; Theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp, theo yêu cầu của Bộ trưởng bộ tài chính; Thanh tra thuế để giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Có hai loại thanh tra thuế là : Thanh tra thuế theo kế hoạch và thanh tra thuế không theo kế hoạch.
Thanh tra thuế theo kế hoạch: Thanh tra thuế theo kế hoạch chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng. Thanh tra định kỳ một năm không quá một lần và được thực hiện căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt. Việc lập kế hoạch thanh tra phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin về người nộp thuế .Từ đó phát hiện và lập danh sách người nộp thuế có dấu hiệu bất thường trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch thanh tra
Thanh tra không theo kế hoạch: Thanh tra không theo kế hoạch sẽ áp dụng cho các đối tượng sau:
– Khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế.
– Để giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế
– Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa theo qui định của pháp luật.
– Thanh tra người nộp thuế theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Các trường hợp thanh tra đột xuất thực hiện theo sự phân công của Lãnh đạo cơ quan Thuế.
Qui định như vậy là rất hợp lý bởi lẽ, có nhiều trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật của người nộp thuế và nhờ hành vi tố cáo của họ mà cơ quan thuế kịp thời phát hiện hành vi vi phạm của người nộp thuế, và giảm tải được công việc cho cơ quan quản lý thuế.
Việc thanh tra thuế được thực hiện khi có quyết định thanh tra. Số lần thanh tra thuế và thời gian thanh tra trong mỗi lần phải thực hiện theo kế hoạch thanh tra đã được thủ trưởng cơ quản lý thuế phê duyệt.
Đặc biệt, Luật Quản lý thuế dành mục 4 chương X qui định các biện pháp áp dụng trong thanh tra thuế đối với trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế.
Quy định của pháp luật về kiểm tra thuế.
Kiểm tra thuế bao gồm các nội dung sau:
Chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế: căn cứ vào khoản 3 Điều 9 Luật Quản lý thuế, chủ thể có thẩm quyền kiểm tra thuế là cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý thuế bao gồm cơ quan thuế và cơ quan hải quan.
Đối tượng bị kiểm tra thuế: Đối tượng bị kiểm tra thuế là người nộp thuế.
Phạm vi tiến hành: Kiểm tra thuế thường được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, với nhiều hình thức và phương pháp kiểm tra thích hợp với yêu cầu, đặc điểm của từng khách thể điều tra.Hoạt động kiểm tra thuế được tiến hành trong thời gian tối đa không quá 5 ngày.
Hình thức, trình tự thủ tục kiểm tra thuế: Điều 77 và Điều 78 Luật Quản lý thuế 2006 ghi nhận 2 hình thức kiểm tra thuế là : Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế và kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
Kiểm tra thuế ở cơ quan quản lý thuế là kiểm tra dựa trên hồ sơ của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế ở cơ quan quản lý thuế được tiến hành theo trình tự thủ tục sau:
Khi các hồ sơ thuế của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế, công chức thuế tiến hành kiểm tra nội dung kê khai trong hồ sơ thuế, đối chiếu với cơ sở dữ liệu và tài liệu liên quan về người nộp thuế, Sau khi kiểm tra, công chức thuế xác nhận kết quả kiểm tra thuế vào hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đủ tài liệu theo qui định của pháp luật hoặc khai chưa đầy đủ các chỉ tiêu theo qui định ,cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để hoàn chỉnh hồ sơ.
Sau khi người nộp thuế đã giải trình , bổ sung thông tin , tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thếu mà chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. Nếu hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình , bổ sung thông tin hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp và thông báo cho người nộp thuế biết hoặc ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế nếu không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp.
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế: kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế chỉ được tiến hành khi thuộc các trường hợp qui định tại khoản 1 Điều 78 Luật Quản lý thuế, cụ thể gồm: Hết thời hạn theo thông báo của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình , bổ sung thông tin hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế và cơ quan thuế không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ; kiểm tra sau thông quan.
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế chỉ thực hiện khi có quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế do thủ trưởng cơ quan thuế ban hành.
Đối tượng bị xử lí vi phạm pháp luật thuế:
Theo Điều 1
Thẩm quyền xử lí vi phạm pháp luật về thuế được quy định tại Điều 109 Luật Quản lý thuế và
Thời hiệu xử lí vi phạm pháp luật về thuế quy định tại Điều 110 Luật Quản lý thuế. Cụ thể:
“ 1. Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế, thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
2. Đối với hành vi vi trốn thuế, gian lận thuế chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế, thời hiệu xử phạt là năm năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện.
3. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thì người nộp thuế không bị xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận vào ngân sách nhà nước.”
Như đã nói, các hành vi vi phạm tuy đa dạng nhưng thuộc một trong các loại hành vi vi phạm chủ yếu : vi phạm hành chính về thuế, vi phạm hình sự về thuế.
Điều kiện, trình tự, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật thuế:
Đối với xử lý vi phạm hành chính thuế: văn bản pháp luật điều chỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là Nghị định 129/2013/NĐ-CP.
Điều kiện để xử phạt vi phạm hành chính thuế : Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi :
* Thực hiện các hành vi qui định ở Điều 103 Luật quản lý thuế ( vi phạm các quy định về thủ tục thuế; chậm nộp tiền thuế; Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế.)
* Có lỗi khi thực hiện hành vi: có thể là lỗi cố ý hoặc vô ý.
* Hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự
Chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuế: Nhân viên thuế đang thi hành công vụ; Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng đội Thuế; Chi cục trưởng Chi cục Thuế; Cục trưởng Cục Thuế; chủ tịch UBND các cấp.