Quy định của pháp luật về người đại diện theo ủy quyền trong TTDS. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền.
Trong giao dịch dân sự, các chủ thể có thể tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự nhưng trong những trường hợp nhất định có thể thông qua hành vi của người khác là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của mình. Trong bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giúp các bạn làm rõ hơn về người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
Bộ luật dân sự năm 2015 .Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 , sửa đổi bổ sung năm 2017
NỘI DUNG TƯ VẤN:
Mục lục bài viết
1. Khái niệm đại diện theo quy định của pháp luật
Theo
Điều 134: Đại diện
1.Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.
3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.
Đại diện là một quan hệ pháp luật, chủ thể của quan hệ đại diện bao gồm người dại diện và người được đại diện. Người đại diện nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ các giao dịch dân sự với người thứ ba, vì lợi ích của người được đại diện. Người được đại diện trong trường hợp này sẽ là người tiếp nhận các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện đúng thẩm quyền từ đại diện.
Trong một số trường hợp người được đại diện có thể là cá nhân không có năng lực hành vi dân sự, chưa đủ năng lực hành vi dân sự nên theo quy định của pháp luật phải có người đại diện trong quan hệ pháp luật. Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi có thể ủy quyền cho người khác là đại diện theo ủy quyền của mình. Các chủ thể khác trong quan hệ dân sự là pháp nhân, hộ gia đình, hợp tác xã đều hoạt động thông qua hành vi của những người nhất định có thẩm quyền đại diện cho chủ thể đó.
1.1. Đại diện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật
Theo quy định của điều 138 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 đại diện theo ủy quyền được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Điều 138: Đại diện theo ủy quyền:
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Trên thực tế hiện nay có nhiều lý do khác nhay để cá nhân, người đứng đầu pháp nhân hoặc chủ hộ gia đình,.. không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Pháp luật cho phép các thành viên gia đình, tổ hợp tác , một số tổ chức khác không có tư cách pháp nhân cho phép họ có thể ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia giao dịch.
1.2. Đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
Theo điều 85 của
Nhận thấy rằng người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Căn cứ phát sinh đại diện theo ủy quyền là dựa trên sự ủy quyền của đương sự. Khác với người đại diện theo pháp luật và người đại diện do Tòa án chỉ định thì đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự.
Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình không trực tiếp tham gia tố tụng mà ủy quyền cho luật sư hoặc người khác tham gia tố tụng thì người được ủy quyền cũng là người đại diện theo pháp luật, trường hợp này cũng đã phát sịnh đại diện theo ủy quyền.
2. Quyền và nghĩa vụ của người đại dện theo ủy quyền theo quy định của pháp luật
Pháp luật tố tụng dân sự cũng đã quy định rõ “Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.đương sự trong phạm vi ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo ủy quyền được quy định tại điều 86 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
1. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.
2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền.
Người đại diện thực hiện hành vi nhân danh người được đại diện. Do đó, cần phải có một giới hạn nhất định cho hành vi đó, giới hạn này cũng là phạm vi thẩm quyền đại diện. Phạm vi thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền được xác định trong chính văn bản ủy quyền. Người đại diện theo ủy quyền chỉ được phép thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản ủy quyền theo quy định. Việc xác lập văn bản ủy quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Những trường hợp không được làm người đại diện theo ủy quyền
Điều 87: Những trường hợp không được làm người đại diện:
1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
3. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
Giống như đại diện theo pháp luật, đại diện theo ủy quyền cũng có hai trường hợp mà không được làm người đại diện quy định tại Khoản 2 Điều 87 của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Bên cạnh đó, trong đại diện theo ủy quyền, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định “cán bộ, công chức trong các ngành tòa án, kiểm sát, công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp
4. Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật
Điều 89: Chấm dứt đại diện trong tố tụng dân sự:
Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.
Việc chấm dứt đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự và hậu quả của việc chấm dứt được quy định tại Điều 89 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, và cũng làm chấm dứt đại diện ủy quyền trong các trường hợp khoản 3 điều 140 của bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
Điều 140: Thời hạn đại diện:
3.Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Theo thỏa thuận;
b) Thời hạn ủy quyền đã hết;
c) Công việc được ủy quyền đã hoàn thành;
d) Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền;
đ) Người được đại diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại;
e) Người đại diện không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 134 của Bộ luật này;
g) Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được.
Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Xuất phát từ đặc điểm của đại diện theo ủy quyền là người đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người đại diện, đem lại hậu quả pháp lý cho người được đại diện nên vì vậy khi chấm dứt đại diện theo ủy quyền người đại diện phải thanh toán các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người này.