Khi tham gia dự thầu có nhiều hình thức tham gia khác nhau. Mỗi mỗi hình thức sẽ có những ưu điểm, điều kiện khác nhau. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về liên danh trong đấu thầu là gì? Quy định về liên danh trong đấu thầu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Liên danh trong đấu thầu là gì?
Liên danh trong đấu thầu được hiểu là một hình thức hợp tác trên danh nghĩa của nhiều nhà thầu để cùng tham gia đấu thầu thực hiện các công việc giao thầu (cung cấp hàng hóa, dịch vụ hoặc công việc xây dựng) trong đó điều kiện năng lực của một nhà thầu độc lập không đủ để đáp ứng các yêu cầu được nêu trong hồ sơ mời thầu của bên mời thầu.
Đấu thầu là một quá trình của chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu hoặc là bên mời thầu lựa chọn cung cấp dịch vụ, hàng hóa hoặc xây lắp nhăm tìm ra được một nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm và tài chính để cung cấp cho nhà đầu tư hiệu quả, công khai, minh bạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, giảm được chi phí, tránh được những lợi ích nhóm, sử dụng nguồn vốn lãng phí.
Với nền cơ chế thị trường và mở rộng thì hình thức đấu thầu ngày càng được sử dụng rỗng rãi kể cả đối tượng không bắt buộc phải áp dụng hình thức đấu thầu nhưng vẫn lựa chọn đấu thầu để mang lại hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của Doanh nghiệp.
Những trường hợp bắt buộc phải áp dụng
Căn cứ Điều 2
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu có áp dụng quy định của Luật đấu thầu cụ thể như sau:
– Theo quy định của
a) Thực hiện các dự án đầu tư, thực hiện dự toán mua sắm của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức, cá nhân khác;
b) Cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; mua thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế; mua hàng dự trữ quốc gia, thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trừ hoạt động mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
c) Thực hiện các công việc khác phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật có liên quan;
– Hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
a) Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của
b) Gói thầu là trang bị cơ sở vật chất – kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
– Hoạt động lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh gồm:
a) Dự án đầu tư có sử dụng đất thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Dự án đầu tư thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực;
– Tổ chức, cá nhân có hoạt động đấu thầu không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 2 Luật đấu thầu năm 2023 được tự quyết định chọn áp dụng toàn bộ hoặc các điều, khoản, điểm cụ thể.
2. Điều kiện nhà thầu, nhà đầu tư theo hình thức liên danh:
Nhà thầu, nhà đầu tư được tham dự thầu vói tư cách liên danh khi đáp ứng các điều kiện hợp lệ theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 5 Luật đấu thầu năm 2023, cụ thể như sau:
* Đối với nhà thầu là tổ chức cần đáp ứng điều kiện:
a) Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: Phải có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;
b) Hạch toán tài chính độc lập;
c) Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc vào các trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
d) Nhà thầu có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
đ) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu năm 2023;
e) Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại khoản 3 Điều 87 của Luật đấu thầu năm 2023;
g) Không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
i) Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
* Đối với nhà thầu là hộ kinh doanh có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh phù hợp theo quy định của pháp luật;
b) Không đang trong quá trình chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; chủ hộ kinh doanh không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đáp ứng điều kiện quy định tại các điểm d, đ, e và h khoản 1 Điều 5 Luật đấu thầu năm 2023.
Căn cứ Khoản 26 Điều 4 Luật đấu thầu năm 2023 quy định:
“Nhà thầu là tổ chức, cá nhân hoặc kết hợp giữa các tổ chức hoặc giữa các cá nhân với nhau theo hình thức liên danh trên cơ sở thỏa thuận liên danh tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Trường hợp liên danh, thỏa thuận liên danh phải quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh đối với toàn bộ phạm vi của gói thầu.”
Như vậy, trong trường hợp liên danh thì các nhà thầu phải thỏa thuận cụ thể từng công việc, nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên liên danh, trách nhiệm chung ra sao và riêng như thế nào vì nó liên quan đến trách nhiệm thực hiện công việc tương ứng năng lực kinh nghiệm và tài chính của nhà thầu, khi liên danh hai nhà thầu đêu là nhà thầu chính, và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc của mình.
3. Quy định về hình thức liên danh trong đấu thầu:
Căn cứ Khoản 7 Điều 14 Luật đấu thầu năm 20123 quy đinh về bảo đảm dự thầu thì khi các nhà thầu tham gia đấu thầu liên danh vơi nhau thì việc bảo đảm dự thầu thì các bên nhà thầu có thể thỏa thuận với nhau để một trong các bên thực hiện bảo đảm dự thầu hoặc hai bên có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng rẽ theo thỏa thuận liên danh, Tuy nhiên việc để một bên thực hiện bảo đảm dự thầu vẫn phải đáp ứng theo yêu cầu của gói thầu đó.
“7. rường hợp liên danh tham dự thầu, từng thành viên trong liên danh có thể thực hiện bảo đảm dự thầu riêng hoặc thỏa thuận để một thành viên chịu trách nhiệm thực hiện bảo đảm dự thầu cho thành viên đó và cho thành viên khác trong liên danh. Tổng giá trị của bảo đảm dự thầu không thấp hơn giá trị yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp có thành viên trong liên danh vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này thì bảo đảm dự thầu của tất cả thành viên trong liên danh không được hoàn trả..”
Về việc ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn căn cứ theo Điều 67 khoản 3 Luật đấu thầu năm 2023 quy định như sau:
“1. Đối với nhà thầu liên danh, tất cả thành viên tham gia liên danh phải trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng; đối với mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung, tất cả thành viên tham gia liên danh trực tiếp ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng hoặc thành viên liên danh ký, đóng dấu (nếu có) vào văn bản hợp đồng với đơn vị có nhu cầu mua sắm theo phân công tại thỏa thuận liên danh;”.
Trường hợp là nhà thầu liên danh thì HSDT phải có chữ ký của đại diện hợp pháp của tất cả các thành viên liên danh hoặc thành viên đại diện nhà thầu liên danh theo thỏa thuận liên danh. Để bảo đảm tất cả các thành viên của liên danh đều bị ràng buộc về pháp lý,
Đối với đơn vị tham dự thầu nhưng không đủ năng lực thì theo Mục 2 Mẫu số 2A E-HSMT về mẫu hồ sơ gói thầu mua sắm áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT như sau:
Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
2.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm
Tiêu chuẩn đánh giá năng lực kinh nghiệm thực hiện theo quy định tại Bảng số 01 (đối với nhà thầu không phải là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu) hoặc Bảng số 02 (đối với nhà thầu là nhà sản xuất ra hàng hóa thuộc phạm vi của gói thầu) và được số hóa dưới dạng webform trên Hệ thống, nhà thầu được đánh giá là đạt về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn đánh giá. Năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu phụ sẽ không được xem xét khi đánh giá E-HSDT của nhà thầu chính. Bản thân nhà thầu chính phải đáp ứng các tiêu chí đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.
…
Theo đó, khi xét năng lực chỉ xét của nhà thầu chính mà đơn vị chưa đủ năng lực nên sẽ không trúng thầu được. Khi đó đơn vị nên lựa chọn nhà thầu liên danh, xét tổng năng lực của các thành viên liên danh như quy định nêu trên.
Như vậy, trường hợp liên danh dự thầu thì các nhà thầu liên danh đều phải đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng. Theo quy định thì một thỏa thuận liên danh được coi là hợp lệ khi nội dung của thỏa thuận phân định rõ quyền lợi, trách nhiệm, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên trong liên danh, kể cả người đứng đầu liên danh và trách nhiệm của người đứng đầu liên danh; chữ ký của các thành viên, con dấu( nếu có). Tuy nhiên, mục đích của việc phân chia là phải đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn vệ sinh môi trường…khi thực hiện gói thầu.
Khi tiến hành đấu thầu, việc làm hồ sơ dự thầu cũng như các thủ tục có thể do các thành viên liên danh làm hoặc có thể chỉ do một thành viên liên danh thực hiện tùy vào năng lực và thỏa thuận của mỗi bên nhưng phải thống nhất nội dung trong cùng một hồ sơ.
Trường hợp chỉ một bên trong quan hệ liên danh kí kết hợp đồng thì phải có văn bản ủy quyền của nhà thầu liên danh còn lại. Còn việc thi công công trình phải thực hiện theo sự phân công công việc đã thể hiện trong hồ sơ dự thầu nhà thầu liên danh có trách nhiệm thực hiện phần công việc trong thỏa thuận liên danh.