Hiện nay, tại Việt Nam các cơ sở sản xuất rượu bia được quảng cáo và khuyến mại rượu bia. Tuy nhiên việc khuyến mại rượu bia phải tuân thủ theo những điều kiện cụ thể. Vậy pháp luật quy định về quản lý khuyến mại rượu, bia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định của pháp luật về quản lý khuyến mại rượu, bia:
Chúng ta có thể thấy, mục tiêu của khuyến mại là thu hút hành vi mua sắm và sử dụng dịch vụ của khách hàng nên thương nhân có thể vì lợi nhuận tối đa mà vượt qua giới hạn cần thiết, gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội và môi trường kinh doanh. Pháp luật cũng đã quy định một số hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại. Đối với mặt hàng rượu, pháp luật cũng có những quy định về khuyến mại mặt hàng này. Cụ thể:
Khoản 3, 4 Điều 100
Theo đó, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc khuyến mại rượu cho người dưới 18 tuổi – người chưa thành niên. Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí. Họ luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, được đánh giá, được tôn trọng, hiếu thẳng, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội. Như đã phân tích ban đầu, rượu có hại cho sức khỏe, càng không tốt cho người chưa thành niên. Chính vì thế, pháp luật nước ta nghiêm cấm khuyến mại rượu cho người dưới 18 tuổi.
Ngoài ra, đối với rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên, pháp luật nghiêm cấm khuyến mại dưới mọi hình thức. Như vậy, liệu có phải đối với các loại rượu có nồng độ cồn dưới 30 độ vẫn được phép khuyến mại?
Theo khoản 2 Điều 100 Luật Thương mại 2005: “Sử dụng hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng”
Như vậy có thể thấy pháp luật đã quy định đối với quản lý khuyến mại rượu, bia trong trường hợp nào thì được khuyến mại và những trường hợp bị cấm khuyến mại rượu bia để tránh những ảnh hưởng và tác động tiêu cực cho xã hội.
2. Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia:
Căn cứ theo quy định tại điều 32. Vi phạm các quy định về khuyến mại rượu, bia Nghị định Số: 117/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Khuyến mại rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
2. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên.
3. Sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức.
4. Khuyến mại rượu, bia có độ cồn dưới 15 độ không tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại.
Như vậy có thể thấy pháp luật quy định đối với những hành vi như trên đây sẽ bị cấm nếu khuyến mại rượu bia trong các trường hợp người chưa đủ 18 tuổi, trường hợp này như chúng ta đã biết rượu là loai thức uống có cồn là một loại thức uống có chứa ethanol, một loại rượu được sản xuất bằng cách lên men ngũ cốc, trái cây hoặc các nguồn đường khác vậy nên có thể thấy loại thức uống này có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nếu sử dụng không đúng cách vậy nên những trường hợp không được khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi là quy định hợp lý với mức phạt là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Ngoài ra theo quy định trên còn các hành vi như ” Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” hành vi này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới người dân cho nên cần phải có quy định để nghiêm cấm những hành vi này.
Qua những hành vi pháp luật đề r như trên và mức phạt tương ứng để có thể xử phạt và răn đe những hành vi vi phạm pháp luật trong khuyến mại rượu bia để ngăn chặn những hành vi tiêu cực cho xã hội và sức khỏe cho cộng đồng
3. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia:
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Nội dung thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019 quy định cụ thể:
1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; các chế tài xử phạt và vận động cá nhân, tổ chức tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Quyền, nghĩa vụ của cá nhân và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cộng đồng trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
3. Tác hại của rượu, bia; tác hại của rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; các mức độ nguy cơ khi uống rượu, bia; các biện pháp giảm tác hại của rượu, bia.
4. Bệnh, tình trạng sức khỏe, đối tượng không nên uống rượu, bia; độ tuổi không được uống rượu, bia.
5. Kỹ năng từ chối uống rượu, bia; kỹ năng nhận biết và ứng xử, xử trí khi gặp người say rượu, bia, người nghiện rượu, bia.
6. Vận động hạn chế uống rượu, bia và không điều khiển phương tiện giao thông, vận hành máy móc sau khi uống rượu, bia.
7. Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
8. Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công làm thủ tục cấp giấy phép sản xuất, đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã việc bán rượu cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại, kê khai việc sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh.
Như vậy để có thể giảm thiểu tình trạng sử dụng rượu bia quá mức và hạn chế những hành vi buôn bán sử dụng rượu bia không đúng pháp luật thì cần phải có những biện pháp giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia để nhân dân có thể hiểu được sự nguy hiểm khi sử dụng loại rượu bia và từ đó có thể bảo vệ sức khỏe cho cá nhân gia đình và xã hội.
Như chúng ta đã biết thì việc giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất cần thiết bởi vì rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau cụ thể các loại phổ biến trên thị trường hiện nay đó là bia, nước giải khát có gaz, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước…Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn cụ thể trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích, vì vậy được gọi là rượu từ 10 đến 500. Ngoài các thành phần chính trên, rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù riêng. Theo đó thì việc sử dụng rượu bia không đúng cách, sử dụng quá nhiều sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng gây mất tỉnh táo đối với hành vi và gây ra những hậu quả tiêu cực cho chính bản thân người sử dụng, cho gia đình và xã hội nên việc giáo dục truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia là rất cần thiết.
Căn cứ theo đó thì các cơ quan, đơn vị căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chuyên môn để đẩy mạnh hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông, tổ chức các chương trình, chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tập trung tuyên truyền các quy định về những hành vi bị nghiêm cấm; phòng chống tác hại của rượu, bia đối với người chưa đủ 18 tuổi; không uống rượu, bia trước và trong khi lái xe; không xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; không uống rượu, bia ngay trước, trong thời gian làm việc, nghỉ giữa giờ làm việc và tại nơi làm việc; địa điểm không được uống, không được bán rượu, bia và thực hiện các quy định khác trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Theo những thông tin phân tích như trên giúp bạn đọc có thể những kiến thức về công tác phòng, chống tác hại của rượu bia, giúp học sinh hiểu biết về tác hại của thuốc lá và rượu bia với bản thân gia đình và xã hội, đồng thời qua dó cũng có thể nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên học sinh trong công tác phòng chống tác hại của rượu bia.
Cơ sở pháp lý:
– Luật Thương mại 2005
– Luật phòng chống tác hại của rượu bia 2019
– Nghị định Số: 117/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế