Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam? Các quy định của pháp luật về khu phi thuế quan? Khu phi thuế quan tại Việt Nam bao gồm những khu vực nào?
Các quốc gia trên thế giới đều có những vùng không áp dụng thuế quan hoặc không áp thuế đối với một số mặt hàng. Những vùng được miễn thuế quan khi nhập khẩu được gọi là: Khu phi thuế. Khi xuất hóa đơn bán hàng những doanh nghiệp đó không chịu thuế, được miễn thuế. Tại nước ta khu phi thuế quan được ghi nhận như thế nào? Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam?
Căn cứ pháp luật:
Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành qui chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế của khẩu.
Mục lục bài viết
1. Khu phi thuế quan là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật Thuế xuất Nhập khẩu 2016 quy định:
Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm Điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu phi thuế quan tiếng Anh là Non-tariff zones là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của thủ tướng chính phủ, quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu này và bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Theo khoản 20 điều 4 Chương I Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC ghi nhận:
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
……
Hồ sơ, thủ tục để xác định và xử lý không thu thuế GTGT trong các trường hợp này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
“Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.”
Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.
Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan: Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Các hoạt động trong khu phi thuế quan: Các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại
2. Đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan:
Các đối tượng hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:
– Thương nhân Việt Nam;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam;
– Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
– Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%. Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 1 quy định về thuế suất 0% như sau:
“1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.”
Để được áp dụng mức thuế suất 0% doanh nghiệp bán hàng vào khu chế xuất phải đảm bảo một số điều kiện nhất định.Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 2 quy định về điều kiện hưởng thuế suất 0% như sau:
“a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:
– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;
– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.”
Tuy nhiên có một số trường hợp doanh nghiệp khi bán hàng vào khu phi chế xuất KHÔNG được hưởng thuế suất 0% gồm:
– Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
– Cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
– Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa; Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
– Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống trong khu phi thuế quan)
a. Điều kiện thành lập trong khu phi thuế quan
– Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
– Có ranh giới xác định
– Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài , Có hàng rào cứng bao quanh khu (trừ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh)
– Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng khác có liên quan, có tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.
– Không có dân cư sinh sống bên trong
– Có quy chế kiểm soát hàng hóa ra vào chặt chẽ
– Khu phi thuế quan có thể nằm trong khu công nghiệp và thỏa mãn yêu cầu trên
– Mua bán hàng hóa trong khu phi thuế quan sẽ được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
2.1. Lợi ích của việc thành lập khu phi thuế quan:
– Giải quyết chế độ việc làm cho người lao động, tránh tình trạng thất nghiệp gây tệ nạn xã hội.
– Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Ưu đãi về thuế thu nhập của người Việt Nam và người nước ngoài trực tiếp làm việc, sản xuất kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu.
– Hàng hóa, dịch vụ từ khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ sản xuất và được tiêu thụ trong khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa các khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu với nhau thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa, dịch vụ từ các khu chức năng khác trong khu kinh tế cửa khẩu và hàng hóa, dịch vụ từ nội địa Việt Nam xuất khẩu vào khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 0%.
– Các khoản thu từ phí và lệ phí
– Việc thành lập khi phi thuế quan có thể học hỏi kinh nghiệp từ nước ngoài.
-Góp phần đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và bảo hộ sản xuất trong nước.
2.2. Tác hại mà khu phi thuế quan mang lại:
Mặc dù có sự kiểm soát nhưng tại các khu phi thuế quan vẫn xảy ra tình trạng thực phẩm bẩn và không đạt yêu cầu tại thị trường nước ta, ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng và các nhà sản xuất chân chính.
Do có những ưu đãi về thuế với các doanh nghiệp nước ngoài nên sẽ tác động đến giá cả của các mặt hàng đó làm giá thành thấp hơn so với mặt hàng của các doanh nghiệp Việt Nam nên việc tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước bị chậm hơn.
3. Danh sách khu phi thuế quan tại Việt Nam:
Khu phi thuế quan của Việt Nam theo Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC và Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm:
Khu phi thuế quan bao gồm:
– Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.
– Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:
– Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.
– Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.