Hợp đồng dân sự? Nội dung hợp đồng dân sự là gì? Quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự?
Hợp đồng là một thuật ngữ thông dụng, khi nhắc tới hợp đồng chúng ta thường nghĩ tới sự thỏa thuận giữa các bên với nhau về xác lập quyền và nghĩa vụ bên trong hợp đồng giữa các bên với nhau theo quy định của pháp luật, Vậy hợp đồng dân sự là gì? Quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự cụ thể như thế nào? Dưới bài viết này
Cơ sở pháp lý:
1. Hợp đồng dân sự
1.1. Hợp đồng dân sự là gì?
Hợp đồng là một trong các căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 275
1.2. Đặc điểm của hợp đồng dân sự
Theo quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015 , hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm cụ thể đó là:
Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước. và Hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó được gọi là hành vi pháp lý đơn phương.
Thứ hai, Về cơ bản thì hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý cụ thể đó là việc Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể theo quy định của pháp luật và Sự kiện pháp lý là sự biến hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, hay làm thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý mà theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện theo quy định.
Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau. trong hợp đồng và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ bắt buộc thực hiện theo quy định. Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể theo quy định của bộ luật dân sự
Thứ tư, Về mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, và phải không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới như Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực theo pháp luật , Theo đó mà quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế và được ghi nhận
2. Nội dung hợp đồng dân sự là gì?
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thoả thuận theo quy định của pháp luật và có Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng Tại Điều 402, BLDS quy định như sau:
“Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây:
1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm;
2. Số lượng, chất lượng;
3. Giá, phương thức thanh toán;
4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
5. Quyền, nghĩa vụ của các bên;
6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
7. Phạt vi phạm hợp đồng
8. Các nội dung khác.
Theo đó, mà một điều khoản trong nội dung của hợp đồng có thể là điều khoản cơ bản, có thể là điều khoản thông thường nhưng cũng có thể là điều khoản tùy nghi. Ví dụ như việc ghi các địa điểm giao vật trong
Bên cạnh đó, Ngược lại, nó sẽ là điều khoản thông thường nếu các bên không thoả thuận mà mặc nhiên thừa nhận và thực hiện theo quy định của pháp luật. Và các địa điểm trong
Căn cứ Dựa vào tính chất của các điều khoản tùy nghi, mà người ta còn có thể phân chúng thành hai loại khác nhau: tùy nghi ngoài pháp luật và tùy nghi khác pháp luật quy định
3. Quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (theo Điều 388 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015). Hợp đồng dân sự là một bộ phận các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
Hình thức của hợp đồng dân sự là phương tiện để ghi nhận, lưu trữ, truyền tải nội dung của hợp đồng. Đó là phương diện để ghi nhận lại các điều khoản mà các bên đã cùng nhau thống nhất cam kết. Tùy thuộc vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng cũng như tùy thuộc vào độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Để đảm bảo được tính thống nhất và mối quan hệ liên thông, bổ trợ lẫn nhau trong hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng, chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 được xây dựng theo hướng là nền tảng chung cho pháp luật về hợp đồng, có hiệu lực điều chỉnh đối với tất cả các quan hệ hợp đồng trong mọi lĩnh vực.
Về hình thức hợp đồng, Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định :
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó. Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp có quy định khác”.
Thứ nhất: Hình thức miệng (bằng lời nói): Thông qua hình thức này, các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thoả thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau. Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên đã có độ tin tưởng lẫn nhau
Thứ hai: Hình thức viết (bằng văn bản): Nhằm nâng cao độ xác thực về những nội dung đã cam kết, các bên có thể ghi nhận nội dung giao kết hợp đồng bằng một văn bản. Trong văn bản đó, các bên phải ghi đầy đủ những nội dung cơ bản của hợp đồng và cùng kí tên xác nhận vào văn bản.Khi có tranh chấp, hợp đồng được giao kết bằng hình thức văn bản tạo ra chứng cứ pháp lí chắc chắn hơn so với hình thức miệng.
Thứ ba: Hình thức có chứng nhận, chứng thực: Đối với những hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lí, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
Thứ tư: Hình thức khác: Ngoài những hình thức nói trên, hợp đồng có thể thực hiện bằng các hình thức khác như bằng các hành vi (ra hiệu, ra giấu bằng cử chỉ cơ thể…) miễn là những hành vi đó phải chứa đựng thông tin cho bên kia hiểu và thỏa thuận giao kết trên thực tế
Và tại khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.
Vì hợp đồng cũng là một loại giao dịch dân sự, nên theo các quy định nêu trên có thể thấy, hình thức của hợp đồng bao gồm các loại sau: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể và bằng thông điệp dữ liệu (hợp đồng điện tử). Như vậy, so với quy định của luật dân sự cũ, quy định về hình thức của hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2015 được bổ sung thêm một hình thức mới: hình thức thông điệp dữ liệu. Như vậy, hình thức của hợp đồng dân sự tương đối đa dạng tạo điều kiện cho các chủ thể ký kết thuận tiện. Đối với những hợp đồng dân sự mà pháp luật đã quy định buộc phải giao kết theo một hình thức nhất định, thì các bên phải tuân theo các hình thức đó.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề Quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự và các thông tin pháp lý liên quan về nội dung Quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng dân sự dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.