Quy định của pháp luật về con dấu. Luật sư có thể cho tôi hỏi về khái niệm, đối tượng áp dụng đối với con dấu nổi?
Quy định của pháp luật về con dấu. Luật sư có thể cho tôi hỏi về khái niệm, đối tượng áp dụng đối với con dấu nổi?
Tóm tắt câu hỏi:
Kính gửi công ty Luật TNHH Dương Gia. Tôi hiện có một số thắc mắc như sau kính mong được quý công ty giải đáp
1. Con dấu nổi là gì, khái niệm ?
2. Đối tượng áp dụng ?
3. Trường hợp áp dụng ?
4. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp ?
Tôi vô cùng biết ơn nếu nhận được phản hồi sớm của công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Các quy định về con dấu và quản lý con dấu được quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐ-CP. Hiện tại vẫn chưa có quy định nào giải thích làm rõ khái niệm “con dấu nổi” là như thế nào? Theo đó con dấu nổi được hiểu là một dạng sử dụng của con dấu.
“ Điều 2. Các quy định về quản lý và sử dụng con dấu trong Nghị định này áp dụng đối với con dấu có hình Quốc huy và con dấu không có hình Quốc huy được sử dụng dưới dạng con dấu ướt, con dấu nổi, dấu xi….”
Theo đó đối tượng áp dụng sẽ tuân thủ theo các quy định của Nghị định số 58/2001/NĐ-CP như sau: Con dấu được sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hội quần chúng, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, cơ quan, tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (dưới đây gọi tắt là cơ quan, tổ chức) và một số chức danh nhà nước.
Thẩm quyền cấp giấy phép khắc dấu, giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu và đăng ký lưu chiểu mẫu dấu quy định như sau :
Thứ nhất: Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu con dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các chức danh nhà nước, các cơ quan, tổ chức thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương; cấp giấy phép khắc dấu cho các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức Quốc tế liên Chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam; cấp giấy phép mang con dấu vào Việt Nam sử dụng cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không có chức năng ngoại giao hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai: Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy phép khắc dấu, đăng ký mẫu dấu, cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức địa phương, một số cơ quan, tổ chức Trung ương đóng tại địa phương theo phân cấp của Bộ Công an; đăng ký mẫu dấu và cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho các cơ quan, tổ chức nước ngoài khác không phải là đại diện ngoại giao đã được phép mang vào Việt Nam để sử dụng.
Theo đó, bạn chỉ dựa vào nội dung chung nêu để áp dụng với con dấu nổi, không có quy định riêng cụ thể cho con dấu nổi.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định về sử dụng con dấu của doanh nghiệp mới nhất
– Con dấu doanh nghiệp có là tài sản của doanh nghiệp
– Hỏi về vấn đề con dấu doanh nghiệp
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại