Quy định của pháp luật doanh nghiệp về công ty mẹ, công ty con. Tính pháp lý mô hình công ty mẹ con được quy định như thế nào theo quy định mới nhất của Luật doanh nghiệp năm 2014.
Để đưa nền kinh tế phát triển một cách nhanh chóng và có hiệu quả thì việc đưa mô hình công ty mẹ, công ty con là một điều tất yếu. Nhưng nếu phát huy được hiệu quả của mô hình này thì phải hiểu rõ được quy định của pháp luật về mô hình công ty mẹ, công ty con. Tổ hợp công ty mẹ và công ty con thực chất là tổ chức dưới hình thức và tên gọi là Tập đoàn.
Các tập đoàn kinh kế mạnh xuyên quốc gia trên thế giới cũng như các tập đoàn kinh tế Việt nam hiện nay thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Nét đặc trưng cơ bản của loại hình này là quyền kiểm soát của một công ty với công ty khác dựa trên việc công ty này sở hữu một phần vốn điều lệ của chúng. Vì vậy xét về góc độ pháp lý khi nói về công ty mẹ, công ty con chúng ta nói về mối liên hệ đã liên kết chúng lại với nhau thành một khối giống như mối quan hệ huyết thống đã liên kết các cá nhân với nhau thành dòng họ
Công ty mẹ chính là công ty đầu ty vốn vào vốn điều lệ của một hoặc một số công ty khác thông qua đó nắm quyền kiểm soát chúng, hay gọi cách khác công ty mẹ là công ty nắm vốn. Như vậy bản chất pháp lý của công ty mẹ, công ty con thể hiện mối quan hệ sở hữu vốn điều lệ giữa chúng với nhau. Sự vận động của các cổ phần trong vốn điều lệ dẫn tới sự vận động của quyền sở hữu. Sự thay đổi mức sở hữu của công ty này đối với vốn điều lệ của công ty khác dẫn tới thiết lập mối quan hệ công ty mẹ và công ty con hoặc chấm dứt mối quan hệ khác.
Mô hình công ty mẹ công ty con đã tạo lên sức mạnh hợp nhất nguồn lực và cơ cấu tài chính: Công ty mẹ công ty con giúp cho việc nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sự hoà nhập giữa nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh lấy việc phát triển khoa học công nghệ mới làm cơ sở liên kết. Các công ty con là đơn vị sản xuất kinh doanh còn nhiệm vụ ứng dụng kết quả nghiên cứu các công nghệ mới của công ty mẹ để biến thành lực lượng sản xuất, chuyển nhanh các sản phẩm đó ra thị trường. Từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty con.
Đồng thời thu hồi vốn để tiếp tục đầu tư trở lại cho công tác nghiên cứu sản xuất để thử nghiệm. điển hình cho việc thực hiện liên kết loại hình này là tập đoàn Trấn Quốc thành lập. Hơn thế nữa giữa công ty mẹ và công ty con có sự gắn bó mật thiết với nhau sự chi phối giữa công ty mẹ và công ty con được phân chia theo mô hình liên kết trên, nhưng đều là sự chi phối bằng yếu tố tái sản trong đó bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình không xác định bằng lượng như sở hữu công nghiệp, phát minh khoa học và trong quá trình hoạt động việc sử dụng những tài sản này có tác dụng rất tích cực trong việc bổ xung điều chỉnh mối liên kết, chi phối của công ty mẹ với công ty con. Cơ chế hoạt động giữa công ty mẹ với công ty con có ảnh hưởng qua lại với nhau một cách chặt trẽ
Theo quy định tại Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014 thì một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó;
– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp
– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.
Mục lục bài viết
1. Quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
Điều 190
– Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với các chủ thể độc lập.
– Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó;
– Người quản lý của công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về các thiệt hại đó;
– Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 1% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con đòi công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con;
– Trường hợp hoạt động kinh doanh như quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi đó phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng đó cho công ty con bị thiệt hại.
Luật sư
2. Ưu điểm của mô hình công ty mẹ – con
– Địa vị pháp lý của công ty mẹ cũng như công ty con có tính độc lập, do đó các công ty con phát huy được sáng tạo, quyền tự chủ, tự do định đoạt để giải quyết những vấn đề nhanh hơn ở công ty.
– Nhờ có sức mạnh của Tập đoàn, của công ty mẹ mà vị thế của công ty con thường nâng cao hơn khi tham gia các quan hệ kinh tế.
– Mô hình này cho phép các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc bố trí và tái bố trí lại cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau theo chiến lược phát triển của doanh nghiệp bằng việc mua hoặc bán cổ phần của mình trong các công ty con.
– Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường; thu được nhiều lợi nhuận hơn.
– Có thể hình thành tập đoàn làm tăng khả năng canh tranh, phân tán sự rủi ro.
– Với mô hình này, công ty mẹ chắc chắn sẽ quản lý các công ty con một cách thường xuyên, sâu sát hơn. Thông qua người đại diện của mình tại các công ty con, công ty mẹ có thể nắm bắt chính xác, kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh tại đây. Bằng sự chỉ đạo của tập thể đứng đằng sau người đại diện công ty mẹ tại công ty con, các đại diện công ty con có nhiều khả năng ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của công ty con. Đó là điều không thể có trong các tổng công ty hiện nay.
Công ty con không được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ. Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau. Các công ty con có cùng một công ty mẹ là doanh nghiệp có sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước không được cùng nhau góp vốn thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014.
3. Hạn chế của mô hình công ty mẹ – con
Mô hình tổ hợp công ty mẹ – công ty con có một số ưu điểm như trên. Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này cũng có một số hạn chế. Cụ thể:
– Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư độc quyền, dễ gây nên hiện tượng lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh doanh chung.
– Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả tập đoàn.
– Việc quan tâm hơn tới hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đến nghiêm cứu ứng dụng khoa học kĩ thuật có thể dẫn tới nguy cơ mất việc làm của người lao động.
– Công ty con có thể bị phụ thuộc vào công ty mẹ, do đó khó theo đuổi mục đích khác của tập đoàn
4. Báo cáo tài chính của công ty mẹ, công ty con
Vào thời điểm kết thúc năm tài chính, ngoài báo cáo và tài liệu theo quy định của pháp luật, công ty mẹ còn phải lập các báo cáo sau đây:
–
– Báo cáo tổng hợp kết quả kinh doanh hằng năm của công ty mẹ và công ty con;
– Báo cáo tổng hợp công tác quản lý, điều hành của công ty mẹ và công ty con.
– Các báo cáo, tài liệu quyết toán tài chính hằng năm của công ty mẹ, của công ty con và các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo tổng hợp của công ty mẹ và công ty con phải được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty mẹ. Bản sao của các báo cáo, tài liệu quy định tại khoản này phải có ở các chi nhánh của công ty mẹ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Đối với các công ty con, ngoài các báo cáo, tài liệu theo quy định của pháp luật, còn phải lập báo cáo tổng hợp về mua, bán và các giao dịch khác với công ty mẹ.
Ngoài ra, báo cáo tài chính cần chú ý trình bày các thông tin đặc biệt dưới đây:
– Danh sách các công ty con, gồm các thông tin sau: tên công ty, tên nước nơi mà các công ty con này thành lập hoặc có trụ sở thường trú, tỷ lệ lợi ích đạt được của công ty mẹ (trường hợp tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ khác với tỷ lệ lợi ích đạt được thì phải trình bày cả 2 loại tỷ lệ này).
– Trong một số trường hợp đặc biệt, báo cáo tài chính hợp nhất còn phải trình bày thêm các thông tin:
+ Lý do không thực hiện hợp nhất báo cáo tài chính của công ty con (nếu có);
+ Bản chất mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con khi công ty mẹ đã nắm giữ trên 50% tỷ lệ quyền biểu quyết mà không sở hữu trực tiếp hay sở hữu gián tiếp thông qua các công ty con khác;
+ Tên của DN mà công ty mẹ vừa nắm giữ hơn 50% quyền biểu quyết vừa sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp qua các công ty con khác nhưng không có quyền kiểm soát, nên DN đó không phải là công ty con; và ảnh hưởng của việc mua, bán các công ty con đến tình hình tài chính tại ngày lập báo cáo tài chính và ảnh hưởng tới các số liệu của kỳ kế toán trước.
– Trong báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ phải trình bày phương pháp kế toán đang áp dụng đối với các công ty con.