Quy định chung về điều ước quốc tế. Một số điều cần biết về các thỏa thuận quốc tế thông qua ký kết hợp đồng quốc tế.
Trong xu thế phát triển và hội nhập chung của toàn thế giới, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, khoảng cách địa lí không còn là vấn đề, mối quan hệ giữa các quốc gia cũng vì vậy mà ngày càng được mở rộng và đa dạng hóa . Nó đặt ra một nhu cầu cần phải thể chế hóa và quy định thống nhất các nguyên tắc để giải quyết có hiệu quả những vấn đề trong quan hệ hợp tác của các quốc gia.Vì thế nên các điều ước quốc tế đã ra đời, và đáp ứng nhu cầu đó. Điều ước quốc tế là một bộ phận của hệ thống pháp luật quốc tế, nó điều chỉnh các quan hệ lĩnh vực hợp tác của các quốc gia trong đời sống quốc tế.
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản, được kí kết giữa các chủ thể luật quốc tế, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó theo qui định luật quốc tế bao gồm một hay nhiều văn bản có quan hệ với nhau và không phụ thuộc vào tên gọi của văn bản.
Như vậy, một điều ước quốc tế có thể được đặt tên là Công ước, Hiệp ước, Hiệp định, Hiến chương, Quy chế, Tuyên bố… tùy theo sự thỏa thuận của các quốc gia tham gia vào Điều ước quốc tế mà không ảnh hưởng tới bản chất của văn bản được ký kết – sự ràng buộc tự nguyện đối với các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các quốc gia với nhau. Sự chấp nhận ràng buộc đó cũng có thể được thể hiện ở những hành động khác nhau như “ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc gia nhập, hoặc bằng mọi cách khác được thỏa thuận như vậy
Xuất phát từ bản chất của điều ước quốc tế là sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ pháp lí quốc tế, điều ước quốc tế là hình thức pháp lí cơ bản chứa đựng quy phạm Luật quốc tế để xây dựng và ổn định các cơ sở pháp luật cho các quan hệ pháp luật quốc tế hình thành và phát triển. Là công cụ, phương tiện quan trọng để duy trì và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa các chủ thể, giữa gìn quan hệ bình đẳng giữa các quốc gia. Cũng như đảm bảo pháp lí quan trọng cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể luật quốc tế. Ngoài ra điều ước quốc tế cũng là công cụ quan trọng để xây dựng khung pháp luật quốc tế hiện đại , cũng như để tiến hành hiệu quả việc pháp điển hóa luật quốc tế, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế được thực thi.
Như chúng ta đã phân tích ở trên thì Điều ước Quốc tế, được Hình thành dựa trên sự thỏa thuận giữa các quốc gia và chủ thể khác của Luật Quốc tế. Và nội dung của Điều ước quốc tế nó chứa đựng các quyền và nghĩa vụ của các bên. Và khi các quốc gia tiến hành kí kết cũng như gia nhập Điều Ước Quốc tế, thì sẽ bị ràng buộc bởi các quy định của Điều ước đó. Thể hiện ở chỗ: các bên phải thực hiện các quyền và gánh vác các nghĩa vụ pháp lý đã được ghi nhận trong điều ước. Điều ước quốc tế phải được các thành viên kết ước thực hiện dựa trên nguyên tắc tận tâm, thiện chí. Các thành viên của điều ưuớc không thể viện dẫn sự khác biệt giữa điều ước quốc tế đã ký và luật quốc gia của nước đó để không thực hiện điều ước quốc tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Quá trình ký kết và thực hiện điều ước quốc tế chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy định của luật quốc tế (Công ước viên 1969 về luật Điều ước quốc tế…) và phải tuân thủ các quy phạm Juscogens của luật quốc tế. Ngoài ra nó còn chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật của các quốc gia về chủ thể, thẩm quyền.
Lưu ý: Ý kiến của Luật sư, văn bản pháp luật được trích dẫn trong tư vấn nêu trên có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm tham khảo bài viết. Để được tư vấn, lắng nghe ý kiến tư vấn chính xác nhất và mới nhất từ các Luật sư vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568. Các Luật sư chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn – hỗ trợ bạn ngay lập tức!
Bạn cũng có thể tham khảo thêm thông tin các dịch vụ tư vấn về luật dân sự của chúng tôi:
– Tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại
– Dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến qua email trả phí
Trân trọng cám ơn!