Hình thức ký kết hợp đồng vay ngân hàng là một trong những vấn đề được nhiều người vay quan tâm. Vì không phải trong bất cứ trường hợp nào thì người dân cũng có thể ký hợp đồng vay trực tiếp tại ngân hàng. Vậy, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà?
Mục lục bài viết
1. Quy định cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà:
Khi có nhu cầu, nhiều người đã đặt ra phương án lựa chọn được vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, có nhiều hình thức vay vốn ngân hàng khác, có thể vay trực tiếp hoặc vay tại nhà. Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà. Vì trong nhiều trường hợp khác nhau, nhiều người vì lý do khách quan hoặc chủ quan đã không có điều kiện để đến ký hợp đồng trực tiếp tại các tổ chức tín dụng. Việc ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà đảm bảo thuận lợi cho các bên và ít tốn kém về thời gian cũng như chi phí. Đây cũng được coi là một trong những quy định thể hiện sự tiến bộ và ngày càng phát triển của pháp luật Việt Nam, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Vấn đề cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà thông qua hình thức điện tử hiện nay được quy định tại Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Trước đây thì có thể thấy, thỏa thuận vay ngân hàng với khách hàng sẽ được thực hiện thông qua hợp đồng bằng giấy trực tiếp ký kết tại ngân hàng. Tuy nhiên đến giai đoạn hiện nay, với sự ra đời của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, ngân hàng được quyền giao kết hợp đồng với khách hàng thông qua hình thức hợp đồng điện tử.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, theo đó thì các tổ chức tín dụng sẽ được phép cho vay bằng hình thức phương tiện điện tử nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng đó, bên cạnh đó thì đặc điểm của những khoản vay thông qua hoạt động ký hợp đồng điện tử cũng phải phù hợp với quy định của pháp luật, quá trình ký kết
Tuy nhiên, Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng quy định rõ về việc ngân hàng nhà nước sẽ quy định dư nợ cho vay đối với một khách hàng được xác định là cá nhân, nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống và được nhận biết cũng như xác minh thông tin nhận biết của khách hàng theo quy định của pháp luật không vượt quá 100.000.000 đồng Việt Nam tại một tổ chức tín dụng trên thực tế. Như vậy có thể nói, việc cho phép ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà sẽ rút ngắn thời gian và thủ tục cho khách hàng đi vay cũng như tạo điều kiện cho khách hàng không cần phải đi trực tiếp ngân hàng để ký kết hợp đồng vay.
2. Nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi ký hợp đồng vay ngân hàng tại nhà:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có quy định về quá trình nhận biết và xác minh thông tin nhận biết của khách hàng khi ký kết hợp đồng vay ngân hàng tại nhà, cụ thể như sau:
– Các tổ chức tín dụng sẽ phải có những giải pháp và công nghệ kĩ thuật phù hợp để tiến hành hoạt động nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng phục vụ cho quá trình vay thông qua phương tiện điện tử khác phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh trên thực tế. Quá trình nhận biết và xác minh thông tin nhận biết khách hàng khi ký kết hợp đồng thông qua phương thức điện tử phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
+ Phải đảm bảo sự trung cấp giữa thông tin nhận biết khách hàng và dữ liệu sinh trắc học của khách hàng đó, những thông tin này phải có sự trùng khớp với các yếu tố tương ứng trên tài liệu và dữ liệu cần thiết nhằm mục đích nhận biết khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật, phòng chống tối đa tội phạm rửa tiền theo quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu của các tổ chức tín dụng hoặc dữ liệu định danh cá nhân đã được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc phù hợp với cơ sở dữ liệu căn cước công dân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc bởi các tổ chức cung cấp dịch vụ xác thực điện tử theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử hoặc bởi bất kỳ tổ chức tín dụng hợp pháp nào khác;
+ Xây dựng quy trình quản lý và đánh giá rủi ro phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó phải bao gồm các biện pháp ngăn chặn hành vi mạo danh và làm sai lệch thông tin nhận biết của khách hàng trong quá trình cho vay, phải có các biện pháp phù hợp để xác minh thông tin nhận biết của khách hàng đảm bảo rằng khách hàng đó thực hiện phương thức giao dịch bằng phương pháp điện tử chính là khách hàng vay vốn, phải có biện pháp kĩ thuật để có thể xác nhận khách hàng đã được định danh đồng ý với thỏa thuận cho vay trên thực tế, quy trình quản lý và kiểm soát rủi ro phải được thường xuyên rà soát và hoàn thiện dựa trên những thông tin và dữ liệu đã được cập nhật;
+ Phải lưu trữ và bảo quản đầy đủ thông tin nhận biết khách hàng, những âm thanh và hình ảnh kèm theo các bản ghi âm và ghi hình của khách hàng, phải bảo quản tối đa số điện thoại thực hiện giao dịch và nhật ký giao dịch trong quá trình cho vay.
– Việc nhận biết và xác minh thông tin nhận biết của khách hàng theo như phân tích nêu trên áp dụng đối với những khách hàng được xác định là cá nhân vay vốn phục vụ cho nhu cầu đời sống và lần đầu thiết lập mối quan hệ vay vốn tại các tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng được xác định là cá nhân vay vốn phục vụ cho nhu cầu đời sống và trước đó đã thiết lập mối quan hệ này tại tổ chức tín dụng và hoàn thành việc nhận biết xác minh thông tin khách hàng, thì tổ chức tín dụng được quyền quyết định việc áp dụng các biện pháp và công nghệ để xác minh thông tin nhận biết của khách hàng phục vụ cho vay bằng phương tiện điện tử đảm bảo phù hợp với thông tin khách hàng đã biết trước đó.
3. Quy định về nguyên tắc cho vay bằng phương tiện điện tử:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, có quy định về những nguyên tắc cho vay bằng phương thức điện tử, cụ thể như sau:
– Các tổ chức tín dụng phải thực hiện hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử phù hợp với điều kiện hoạt động của tổ chức tín dụng đó, phải phù hợp với đặc điểm của vốn vay và phải đảm bảo an toàn an ninh mạng, bảo vệ tổng thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin của khách hàng để phòng chống tối đa tội phạm rửa tiền và phù hợp với hướng dẫn của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong vấn đề quản lý rủi ro và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Hệ thống thông tin thực hiện hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử phải phù hợp với quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động của ngân hàng;
– Tổ chức tín dụng phải tiến hành hoạt động lưu trữ và bảo quản thông tin một cách tối đa, phải đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin khách hàng và được phép sao lưu dự phòng, sử dụng khi cần thiết và phục vụ cho quá trình kiểm tra đối chiếu, phục vụ cho quá trình giải quyết tranh chấp và khiếu nại cũng như cung cấp thông tin khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Các tổ chức tín dụng có quyền tự quyết định biện pháp và hình thức phục vụ cho hoạt động vay bằng phương thức điện tử và phải tự chịu rủi ro nếu có thiệt hại xảy ra trên thực tế, cần phải đáp ứng tối thiểu các yêu cầu sau đây: Có giải pháp và công nghệ kĩ thuật đảm bảo tính an toàn trong quá trình thu thập thông tin dữ liệu, có biện pháp kiểm tra và đối chiếu trong quá trình xác minh thông tin, có biện pháp ngăn chặn các hành vi giả mạo và chỉnh sửa làm sai lệch thông tin dữ liệu, có biện pháp theo dõi và nhận dạng, cũng như kiểm soát rủi ro và phương án xử lý rủi ro phù hợp, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cá nhân và bộ phận có liên quan trong hoạt động cho vay bằng phương thức điện tử.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư số 06/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.