Quy định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng
Đầu tư là việc sử dụng những nguồn lực ở hiện tại nhằm mục đích đem lại những lợi ích về kinh tế – xã hội lớn hơn trong tương lai, là việc bỏ nhân lực, vật lực, tài lực. Hoạt động đầu tư được tiến hành đa dạng, phức tạp và diễn ra ở nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục… với những mục đích, hình thức khác nhau. Đối với những chủ trương đầu tư ra nước ngoài thì cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện mà pháp luật quy định. Vậy quy định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng được thể hiện như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Quy định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng”
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Quy định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài của Thủ tướng.
– Đầu tư ra nước ngoài là một hình thức đầu tư quốc tế, theo đó, có sự chuyển dịch tư bản từ nước này sang nước khác. Đầu tư ra nước ngoài có thể được thực hiện bởi Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay các nhà đầu tư, với các hình thức đầu tư trực tiếp (thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào tổ chức kinh tế, hợp tác kinh doanh, đầu tư theo hợp đồng…) và đầu tư gián tiếp (đầu tư chứng khoán nước ngoài không nắm quyền quản lý, tín dụng quốc tế…).
– Đầu tư ra nước ngoài được hiểu là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành các hoạt động đầu tư tại đó. Đầu tư ra nước ngoài nói chung có đặc điểm như sau:
Có sự chuyển dịch tư bản trên phạm vi quốc tế;
– Hình thức đầu tư có thể là đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp;
– Chủ thể đầu tư có thể là nhà đầu tư, là Chính phủ hay các tổ chức khác.
– Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) định nghĩa là “một khoản đầu tư với quan hệ lâu dài, theo đó, một tổ chức trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) muốn kinh doanh với một tổ chức trong một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó”’0′. Đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chỉ là cách gọi khác nhau đứng từ góc độ quốc tịch của nhà đầu tư và nơi tiến hành hoạt động đầu tư, nhưng đều có chung bản chất là một dạng quan hệ kinh tế có yếu tố nước ngoài (chủ đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm đầu tư từ các quốc gia khác nhau).
– Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư, theo đó, nhà đầu tư chuyển vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành và quản lý hoạt động đầu tư tại đó. Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm cơ bản như sau:
– Có sự chuyển dịch tư bản trên phạm vi quốc tế;
– Chủ đầu tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý đối tượng đầu tư;
– Hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bao gồm: thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư theo hợp đồng theo pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài. ..
– Quy định về thủ tục đầu tư ra nước ngoài:
– Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là những thủ tục hành chính mà nhà đầu tư phải tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, để đảm bảo tính hợp pháp của hoạt động chuyển vốn ra nước ngoài tiến hành hoạt động đầu tư. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài là những quy định được quan tâm từ những văn bản pháp luật đầu tiên, do nó thể hiện rõ nét sự quản lý của nhà nước và quyền lực nhà nước đối với hoạt động đầu tư này (cho phép hoặc không cho phép). Các nội dung chính cần quy định liên quan đến thủ tục đầu tư bao gồm:
Thẩm quyền cấp quyết định đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư;
– Các dự án cần thực hiện thủ tục đầu tư;
Các loại thủ tục đầu tư;
– Điều kiện đầu tư ra nước ngoài;
Hồ sơ cần chuẩn bị và các bước trong quy trình thực hiện thủ tục đầu tư (đối với nhà đầu tư và đối với cơ quan thực thi nhiệm vụ);
Thủ tục thay đổi, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
– Theo đó, hồ sơ thẩm định của nhà đầu tư được quy định tại Điều 20 Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư. Theo đó, nhà đầu tư cần phải chuẩn bị những loại giấy tờ như sau:
(1) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
(2) Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: hình thức, mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; xác định sơ bộ vốn đầu tư, phương án huy động vốn, cơ cấu nguồn vốn; tiến độ thực hiện dự án, các giai đoạn đầu tư (nếu có); phân tích sơ bộ hiệu quả đầu tư của dự án;
(3) Cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép;
(4) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
(5) Văn bản của cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và báo cáo thẩm định nội bộ về đề xuất đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật
(6) Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau:
(7) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề theo quy định thì nhà đầu tư nộp văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
– Về hồ sơ Chính phủ trình Quốc hội được quy định bao gồm những loại giấy tờ sau: (1) Tờ trình của Chính phủ, (2) Các tài liệu như đã nêu ở trên, (3) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
– Về hồ sơ trình Chính phủ của Hội đồng thẩm định nhà nước gồm những loại hồ sơ như sau: (1) Các tài liệu theo quy định của pháp luật, (2) Báo cáo thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước, (3) Tài liệu khác có liên quan (nếu có).
– Thủ tục thẩm định của nhà đầu tư:
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài trong thời hạn (Trừ trường hợp thuê tư vấn thẩm tra thì thời gian thẩm định của Hội đồng thẩm định nhà nước tính từ ngày ký hợp đồng tư vấn thẩm tra).
– Về nội dung thẩm định chấp thuận chủ trương đầu ra nước ngoài được quy định những nội dung sau:
+ Thứ nhất, nội dung về đánh giá hồ sơ dự án: ở nội dung này thì việc đánh giá hồ sơ dự án phải được căn cứ pháp lý, thành phần, nội dung hồ sơ theo quy định.
+ Thứ hai, thẩm định nội dung về việc đáp ứng tiêu chí xác định dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội cũng như nội dung về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài quy định của pháp luật.
+ Thứ ba, thẩm định nội dung về tư cách pháp lý của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
+ Thứ tư, thẩm định nội dung về sự cần thiết thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài, bên cạnh đó là thẩm định về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy định của pháp luật, sau đó là đánh giá mức độ rủi ro tại nước tiếp nhận đầu tư, thẩm định về hình thức, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án đầu tư, vốn đầu tư ra nước ngoài, nguồn vốn, cơ chế, chính sách đặc biệt, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có)…Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về việc giám sát nội dung giám sát của cơ quan đăng ký đầu tư, trước hết về nội dung theo dõi sẽ bao gồm những nội dung như sau: theo dõi, giám sát về tình hình thực hiện chế độ báo cáo của nhà đầu tư cũng như tổng hợp tình hình thực hiện dự án, tổng hợp tình hình khai thác, vận hành dự án. Theo dõi, xem xét về việc xử lý và chấp hành các biện pháp xử lý của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế và báo cáo, đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, các vấn đề vượt quá thẩm quyền theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Sau đó, về phần kiểm tra, trong giai đoạn này sẽ tiến hành kiểm tra những nội dung như: (1) Kiểm tra về việc thực hiện quy định tại văn bản quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); (2) Kiểm tra về việc chấp hành quy định về giám sát, đánh giá đầu tư và chế độ báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật cũng như việc chấp hành biện pháp xử lý vấn đề đã phát hiện, (3) Kiểm tra về tiến độ thực hiện dự án, gồm tiến độ thực hiện vốn đầu tư, trong đó có vốn vay và tiến độ thực hiện mục tiêu dự án và kiểm tra về việc đáp ứng điều kiện đầu tư, điều kiện ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và việc thực hiện các cam kết của nhà đầu tư (nếu có).