Khái quát chung về thực hiện công việc không có ủy quyền? Quy định chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một chủ thể nào đó thực hiện công việc vì lợi ích của một chủ thể khác mà người được hưởng quyền lợi đó được biết hoặc không biết, từ đó phát sinh quan hệ nghĩa vụ. Vậy khi chủ thể muốn chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền có được không? Quy định chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền tại
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
1. Khái quát chung về thực hiện công việc không có ủy quyền
1.1. Khái niệm ủy quyền
Căn cứ dựa trên những quy định mà pháp luật đề ra thì ủy quyền được định nghĩa là việc một bên giao cho một người khác thay mặt mình sử dụng quyền mà mình có được một cách hợp pháp. Quan hệ ủy quyền thường là quan hệ giữa các cá nhân với nhau và mang tính chất tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể có mối quan hệ quen biết trong đời sống xã hội. Hay có thể hiểu đơn giản như sau, việc ủy quyền là một người nhờ một người là người khác hay còn gọi là người được ủy quyền thay mặt mình giải quyết công việc.
Theo đó ta có thể thấy trong quan hệ đại diện theo ủy quyền người được ủy quyền nhân danh người ủy quyền thực hiện giao dịch dân sự với người thứ ba. Chính bởi vì vậy mà giao dịch dân sự do người được ủy quyền xác lập thực hiện phát sinh giữa người ủy quyền với người thứ ba chứ không phải giữa người được ủy quyền với người thứ ba.
1.2. Thực hiện công việc không có ủy quyền là gì?
Tại Điều 574. Thực hiện công việc không có ủy quyền bộ luật dân sự 2015 có đưa ra khái niệm thực hiện công việc không có ủy quyền như sau:
“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
Ví dụ: anh Nam nói với Anh Tuấn vài ngày nữa sẽ cắt rau bán cho anh Cường nhưng tới ngày thu hoạch thì Nam không có nhà nên Tuấn cắt rau bán cho Ba, mặc dù biết Anh nam có ý định bán cho Cường nhưng Anh Tuấn lại làm trái với ý chí của Anh Nam nên nếu xảy ra thiệt hại anh Tuấn có trách nhiệm bồi thường cho anh Nam.
Thông qua những nội dung chúng tôi phân tích có thể thấy rằng một người sẽ không có quyền can thiệp vào công việc của người khác, không có quyền làm các công việc của người khác dựa theo ý chí chủ quan của mình mà không được người có công việc đó chấp nhận. Tuy nhiên, ta nhận thấy, trên thực tế nếu việc thực hiện công việc đó hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc, nhằm mục đích giúp người có công việc mang lại lợi ích cho họ thì cần được pháp luật thừa nhận. Đây cũng chính là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay nhằm tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc gặp khó khăn hoặc khi các chủ thể có công việc không tự mình thực hiện được công việc của mình.
1.2. Điều kiện làm phát sinh nghĩa vụ của các bên
Điều kiện đầu tiên đó là điều kiện để làm phát sinh nghĩa vụ đối với việc mà người thực hiện công việc nào đó nhưng không có ủy quyền là người hoàn toàn không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc đó nhưng đã thực hiện công việc đó. Nghĩa vụ ở đây là nghĩa vụ pháp lý do luật định hoặc do các bên thỏa thuận. Ngoài ra đối với việc thực hiện công việc đó phải hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc và người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối việc thực hiện đó. Nếu người có công việc phản đối mà bên kia vẫn tiếp tục thực hiện thì không thuộc chế độ này. Tuy nhiên, ý nguyện của người thực hiện công việc không được trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.
1.3. Nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền
Nghĩa vụ của một chủ thể nào đó khi thực hiện công việc không có ủy quyền đối với chủ thế nào đó thì nghĩa vụ của họ đo là công việc đó cần phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Vì việc thực hiện công việc ở đây hoàn toàn không có sự ủy quyền cũng như bất kì thỏa thuận nào cho nên để đảm bảo lợi ích của người có công việc thì người thực hiện công việc chỉ có nghĩa vụ thực hiện công việc phù hợp với điều kiện, khả năng của mình. Thực hiện công việc theo ý định của người có công việc nếu biết hoặc đoán biết được ý định đó. Nếu không biết được ý định đó thì phải cân nhắc đến tính chất công việc để thực hiện sao cho có lợi nhất cho người có công việc. Nếu vi phạm nguyên tắc này người thực hiện công việc phải bồi thường thiệt hại xảy ra.
Ngoài ra khi thực hiện một công việc không có ủy quyền thì nên
Như vậy, ngoài các điều kiện chúng tôi đưa ra như trên thì cần có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện công việc chi đến khi có công việc có thể tự mình thực hiện công việc. Nếu người có công việc chết trước khi tiếp nhận công việc thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế, người đại diện của người có công việc tiếp nhận công việc. Khi có lí do chính đáng không thể tiếp tục thực hiện công việc tì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo ngay cho người có công việc, người đại diện, thân thích cuả họ. Nghĩa vụ thực hiện công việc sẽ chấm dứt sau khi thông báo dù những người được báo có tiếp nhận công việc hay không trừ khi lí do không thể tiếp nhận công việc là chính đáng. Người đã thực hiện công việc không có ủy quyền có thể người khác thay mình thực hiện công việc. Khi đó nghĩa vụ của họ chấm dứt. Người được nhờ sẽ trở thành người thực hiện công việc không có ủy quyền.
2. Quy định chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền
Tại Điều 578. Chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền bộ luật dân sự 2015 quy định:
Việc thực hiện công việc không có ủy quyền chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Theo yêu cầu của người có công việc được thực hiện.
2. Người có công việc được thực hiện, người thừa kế hoặc người đại diện của người có công việc được thực hiện tiếp nhận công việc.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền không thể tiếp tục thực hiện công việc theo quy định tại khoản 5 Điều 575 của Bộ luật này.
4. Người thực hiện công việc không có ủy quyền chết, nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại, nếu là pháp nhân.
Dựa trên quy định nêu như trên thì trong quan hệ dân sự, khi con người không thể thực hiện được một công việc, cần một người thay thế mình thực hiện công việc đó thì người có công việc và người thực hiện công việc thay sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền. Và khi một cá nhân thay cá nhân khác thực hiện công việc mà không có sự ủy quyền của người kia thì hai bên sẽ phát sinh vấn đề thực hiện công việc không có ủy quyền và khi chấm dứt quan hệ không có ủy quyền cần thực hiện theo quy định như đã nêu trên.
Ví dụ cụ thể về việc thực hiện công việc không có ủy quyền như: Anh Tuấn và Anh Nam là hàng xóm. Khi nói chuyện với nhau Anh Tuấn đã nói với Anh Nam là vài ngày nữa sẽ cắt rau bán cho Anh Cường theo thỏa thuận đã có giữa hai bên trước đó. Tuy nhiên, khi tới ngày thu hoạch thì Anh Tuấn do có công việc đột xuất nên không có mặt ở nhà. Thấy có Anh Ba đến hỏi mua rau với giá cao hơn của Anh Cường mua nên Anh Nam đã tự ý cắt rau bán cho Ba, mặc dù đã biết Tuấn có ý định bán cho Cường nhưng Tuấn lại làm trái với ý chí của Nam nên nếu xảy ra thiệt hại Nam có trách nhiệm bồi thường cho Tuấn bởi vì trong quá trình thực hiện công việc không có ủy quyền, người thực hiện gây ra thiệt hại cho người có công việc thì phải có trách nhiệm bồi thường cho người có công việc, nếu do lỗi vô ý mà gây ra thiệt hại căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc người đó có thể giảm mức bồi thường quy định cụ thể tại Điều 577 Bộ luật dân sự 2015.
Trong trường hợp này, NAm cần làm đúng theo thỏa thuận trước đó giữa Tuấn và anh Cường, tức là thực hiện công việc không có ủy quyền là bà Nam sẽ thay mặt anh Tuấn bán rau cho anh Cường
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung quy định chấm dứt thực hiện công việc không có ủy quyền và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.